| Hotline: 0983.970.780

Làng tranh kiếng bám nghề

Thứ Năm 22/03/2012 , 10:16 (GMT+7)

Vẽ tranh trên kiếng là nghề thủ công truyền thống của người Khmer ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng).

Vẽ tranh trên kiếng là nghề thủ công truyền thống của người Khmer ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), được hình thành từ những năm 60 thế kỷ XX, tồn tại đến ngày nay.

Trong ấp, vợ chồng nghệ nhân Sơn Bol là những người gắn bó lâu đời với nghề vẽ tranh kiếng. Quanh năm suốt tháng, không ngày nào đôi tay của hai lão nghệ nhân này ngơi cọ. Họ được xem là những người còn lại cuối cùng cho thời vàng son của những hộ chuyên sống bằng nghề vẽ tranh kiếng ở xã Phú Tân.

Ông Sơn Bol nói: “Nghề này đã gắn chặt với cuộc đời tôi từ lúc 16 tuổi, đến nay tuổi đã 67 thì làm sao tôi bỏ nghề khi mà xung quanh chỉ còn vài hộ cầm cọ vẽ tranh. Là người gạo cội trong làng nên tôi cũng cố gắng lê bước đến cùng với cái nghề vẽ tranh kiếng. Lúc khỏe, vợ chồng tôi có thể vẽ được 4 bức tranh thành phẩm và gần chục bức tranh thô mỗi ngày”. 

Nghệ nhân Sơn Bol đang vẽ bắt chỉ hình mẫu trên kiếng

Hơn 50 năm trong nghề, vợ chồng nghệ nhân Sơn Bol đã vẽ hàng trăm ngàn bức tranh kiếng, màu sơn được phối theo bí quyết riêng nên tranh vẽ từ 20 năm trước không phai. Ngoài vẽ tranh kiếng, nghệ nhân Sơn Bol còn vẽ tranh trên vải, vẽ hoa văn cho các mô hình sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong làng.

Tranh kiếng là lọai tranh vẽ phía sau mặt tấm kiếng. Người thợ đặt tấm kiếng lên tờ giấy hình mẫu vẽ ngược, rồi dùng bút lông chấm mực vẽ đồ theo hình mẫu, sau đó vẽ các chi tiết trong bức tranh. Khi vẽ, người thợ dùng một lọai sơn nhám quét lên mặt kiếng nhằm tạo độ bám trước khi tranh được tô vẽ bằng sơn. Người thợ tách tỉa phải có bàn tay khéo léo để nét bút được sắc sảo và tranh có hồn. Sau khi tách tỉa xong, người thợ chấm sơn tô màu theo quy định vào những ô đã tách. Vật tiền cảnh tô vẽ trước, hậu cảnh tô vẽ sau, cuối cùng là màu phông rồi đem tranh phơi nắng.

Do vẽ trên kiếng màu sơn lâu khô, nên người thợ phải vẽ liên tục, không được dừng vẽ cho đến khi xong bức tranh. Nếu vẽ đứt đoạn, nghỉ dừng tùy ý thì bức tranh cũng đậm nhạt, đứt đoạn lôi thôi. Người thợ phải luyện cho bàn tay đạt đến mức mạnh, nhanh mà uyển chuyển giống như cách vẽ thư pháp. Để vẽ được các bức tranh kiếng đẹp, phối màu không bị đối nghịch thì người thợ phải mất hơn một năm miệt mài cầm cọ.

Ngày nay, tranh kiếng đã chuyển đổi từ cách vẽ thủ công bằng kỹ thuật kéo lụa tiên tiến. Mỗi bức tranh có đến 7, 8 màu và áp dụng cả kỹ thuật pha trộn màu chồng lên làm tăng cảnh sắc, giá bán cạnh tranh với tranh kiếng vẽ truyền thống.

Thời kinh tế thị trường hiện nay, những người còn giữ được nghề vẽ tranh kiếng truyền thống đều lớn tuổi. Nghề gia truyền ngày càng mai một bởi lớp con cháu chẳng còn mấy ai thích công việc tần mẩn này. Chị Triệu Thị Vui- Chi hội trưởng Hội Phụ nữ ấp, chia sẻ: “Để khôi phục làng nghề vẽ tranh kiếng truyền thống, chúng tôi tập hợp chị em 15 hộ trong ấp vào tổ SX, mời nghệ nhân giỏi hướng dẫn về kỹ năng, kỹ thuật vẽ tranh trên kiếng, hỗ trợ vốn ban đầu.

Chị em phụ nữ với đức tính cần mẫn, chăm chỉ nên dễ học nghề vẽ tranh kiếng làm kế sinh nhai, góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống cho làng nghề, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Đây là một mô hình rất thích hợp với phụ nữ nông thôn”.

Chị Lý Thị Mâm (52 tuổi) tâm sự: “Vẽ tranh kiếng là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi từ năm 27 tuổi. Nếu trời nắng thì mỗi ngày vẽ xong 5 bức tranh, cả tháng thu nhập hơn 2 triệu đồng. Với loại tranh kiếng này khi vẽ thì phải phơi nắng, sử dụng quạt gió màu sơn không khô, cho nên mùa mưa thu nhập thấp hơn do bán ít sản phẩm.

Chủ đề chính của tranh kiếng là chuyện kể về Phật Thích Ca, tranh hình về Ngũ Phật, phong cảnh chùa chiền và quê hương, những chuyện thần thoại có tính giáo dục con người… Đón tết Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer đều trang trí tranh Phật vẽ trên kiếng thờ tại gia như: Phật ngồi thiền, Phật chuyển pháp luân, Phật thuyết pháp cho Têvôđa, Phật thuyết pháp cho thân mẫu, Phật đi hóa độ vua cha và vợ con…, Vissavon (bảo vệ gia đình) ở cửa chính ngôi nhà.

Giá bán tranh kiếng từ 45- 75 ngàn đồng tùy loại nhỏ hay lớn. Tôi vẽ tranh kiếng theo người đặt hàng, thường thì số lượng đặt cũng không nhiều lắm. Thỉnh thoảng cũng có người đặt số lượng nhiều, song tôi lại thiếu vốn đầu tư. Chồng tôi có vợ bé, bản thân tôi bị bệnh hở van tim, đang sống chung với vợ chồng con trai út”.

Chị Mã Thị Dương (51 tuổi) cũng theo nghề vẽ tranh kiếng truyền thống của gia đình lúc 16 tuổi. Tháng 10/2011, chồng chị bị tai nạn giao thông phải điều trị hơn 100 triệu đồng, nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ mới cứu được sinh mạng nhưng sinh hoạt phải ngồi trên xe lăn. Căn nhà của chị cũng được các "Mạnh Thường Quân" đóng góp 45 triệu đồng để xây mới. Con trai chị đã lập gia đình ở riêng, con gái học lớp 8 chỉ giúp chị vẽ tranh lúc rảnh. Chị nhận các bức tranh kiếng do nghệ nhân Sơn Bol vẽ bắt chỉ hình mẫu để tô sơn thành phẩm, phơi nắng và làm khuôn giao người mua. Mỗi tháng chị có thể bán cả trăm tranh kiếng thành phẩm cho khách hàng trong và ngòai tỉnh.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Sắp xếp hệ thống ngành dọc nông nghiệp: Hệ thống thú y quy về một mối

BÌNH ĐỊNH Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) sẽ thành lập 12 trạm chăn nuôi - thú y khu vực. Hệ thống ngành dọc hoạt động xuyên suốt sẽ tăng năng lực phòng chống dịch bệnh.

Quảng Trị: Một xã mất trắng hơn 360 hecta lúa hè thu

Trong số hơn 435 hecta lúa hè thu của Quảng Trị bị mất trắng do mưa lũ bất thường đầu vụ thì xã Trường Ninh chiếm 360 hecta.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất