| Hotline: 0983.970.780

'Không bỏ hết trứng vào một giỏ': Đa dạng hóa để thủy sản vượt sóng

Thứ Năm 24/07/2025 , 10:19 (GMT+7)

Thuế, rào cản thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản làm giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại.

Lươn, cá rô phi, rong biển... nhiều tiềm năng

Chiều 23/7, tại Hà Nội, Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Ông Nhữ Văn Cẩn, Phó Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư, cho biết, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4,5 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1,97 triệu tấn, tăng 1%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2,57 triệu tấn, tăng 4,9%.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, ngành thủy sản cần tập trung tạo đột phá về khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, ngành thủy sản cần tập trung tạo đột phá về khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57. Ảnh: Hồng Thắm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,11 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu cá tra ước đạt 925 triệu USD, tăng 8%; xuất khẩu tôm đạt gần 2,14 tỷ USD, tăng 30,4%.

Dự báo về những khó khăn trong thời gian tới, ông Cẩn cho hay, thuế, rào cản thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản làm giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, với khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Các địa phương phải đối mặt với khó khăn khi vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Thủy sản và Kiểm ngư diễn ra chiều 23/7, tại Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm.

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Thủy sản và Kiểm ngư diễn ra chiều 23/7, tại Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm.

Ủy ban châu Âu (EC) vẫn giữ cảnh báo “thẻ vàng”, các quốc gia nhập khẩu ngày càng siết chặt tiêu chuẩn về nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến uy tín quốc tế mà còn đe dọa khả năng tiếp cận, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Việc chưa kiểm soát hiệu quả tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC không chỉ ảnh hưởng đến uy tín quốc tế mà còn đe dọa trực tiếp đến khả năng tiếp cận, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu ngày càng siết chặt tiêu chuẩn về nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm thủy sản.

Dù vậy, Cục Thủy sản và Kiểm ngư vẫn đặt ra một số chỉ tiêu cho cả năm 2025 như: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,3 triệu ha; trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 389.000ha; diện tích nuôi mặn, lợ là 936.000ha.

Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9,78 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác là 3,8 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng là 5,98 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm còn 95,2% so với kế hoạch do dự báo ảnh hưởng từ thuế đối ứng của Hoa Kỳ.

Riêng đối với nuôi trồng thủy sản, ông Cẩn nhấn mạnh sẽ tập trung phát triển các đối tượng thủy sản có nhiều tiềm năng như: Lươn, cá rô phi, rong biển

Chuyển hướng thị trường

Ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhận định, mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD trong năm nay là thách thức lớn khi thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khó khăn. Trong 6 tháng cuối năm, cần có các giải pháp cụ thể để có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư thúc đẩy mở lại thị trường Trung Quốc cho tôm hùm bông - nếu thành công sẽ mang lại kết quả khả quan. Đồng thời, mới đây, Brazil đã sửa quy định hóa lý đối với cá tra và chính thức mở cửa cho cá rô phi, mở ra cơ hội mới để tăng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Brazil.

Thời gian tới, cần chú trọng phát triển lĩnh vực rong tảo biển như một hướng đi tiềm năng. Ảnh: Hồng Thắm.

Thời gian tới, cần chú trọng phát triển lĩnh vực rong tảo biển như một hướng đi tiềm năng. Ảnh: Hồng Thắm.

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, dự báo trong nửa cuối năm 2025, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn so với nửa đầu năm, khiến mục tiêu 10 tỷ USD trở nên khó khả thi.

Nguyên nhân chính là do lượng hàng tồn kho tại các thị trường lớn vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu trong thời gian tới. Đáng chú ý, tại Hoa Kỳ - một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam - nếu thuế đối ứng tạm thời được áp dụng ở mức 20% (dù hiện chưa có con số chính thức), thì đây sẽ là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh như: Ecuador chỉ chịu mức thuế 10%, còn Philippines và Indonesia là 19%. Ba quốc gia này đều là đối thủ của nước ta về mặt hàng tôm và cá ngừ tại thị trường Hoa Kỳ.

Cũng theo bà Lê Hằng, liên quan đến vấn đề thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chủ động chuyển hướng thị trường nhưng trong giai đoạn hiện nay, với thời gian ngắn 6 tháng cuối năm là rất khó. Vì thế đây là bài học về câu chuyện “Không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thời gian qua, VASEP đã có nhiều văn bản đề cập đến vấn đề đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như: Brazil, Hàn Quốc, Trung Đông…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, ngành thủy sản cần tập trung tạo đột phá về khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57; đồng thời tiếp tục cắt giảm, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; đẩy mạnh hợp tác quốc tế - một nhiệm vụ đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua.

Thứ trưởng cho biết, năm 2025 ngành thủy sản được giao chỉ tiêu tăng trưởng 4,35%. Để đạt được mục tiêu này, nuôi trồng thủy sản cần được chú trọng, đặc biệt là bài toán con giống - yếu tố then chốt quyết định hiệu quả sản xuất. Trong đó, cần ưu tiên thu hút sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao chất lượng và chủ động nguồn giống.

Lĩnh vực nuôi biển cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư. Cần xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng và chế biến, đồng thời mạnh dạn đổi mới về khoa học công nghệ và trang thiết bị nuôi biển hiện đại. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển cũng hết sức cần thiết. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển lĩnh vực rong tảo biển như một hướng đi tiềm năng.

Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không bị động. Ảnh: Hồng Thắm.

Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không bị động. Ảnh: Hồng Thắm.

Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, cần có những bước đột phá mạnh mẽ trong thiết kế tàu thế hệ mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại; đồng thời nâng cao năng lực bảo quản và sơ chế sản phẩm ngay trên tàu. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ máy trưởng, thuyền trưởng cũng cần phải được chú trọng.

Về công tác bảo tồn, hiện chưa ghi nhận nhiều chuyển biến rõ nét. Đã đến lúc phải thực sự “trăn trở trên chính luống cày của mình”, tiến hành rà soát lại toàn bộ các khu bảo tồn để đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp phù hợp.

Liên quan đến vấn đề IUU, Thứ trưởng cho hay, sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương nhằm kiên quyết thực hiện các giải pháp cần thiết, hướng tới mục tiêu sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Tất cả các dòng sông đều chảy - khi chúng ta hợp lực một cách toàn diện, vị thế của ngành thủy sản sẽ ngày càng được khẳng định, đồng thời vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo và toàn thể Cục Thủy sản và Kiểm ngư cũng sẽ được nâng tầm. Với tinh thần bền bỉ trong nỗ lực, hiện đại trong sản xuất, quyết liệt trong xuất khẩu và chủ động hội nhập, toàn ngành cần đoàn kết, thống nhất để hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2025, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2026-2030".

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Phát hiện nhiều xác lợn chết ngoài môi trường

QUẢNG TRỊ Xác lợn chết bị thả trên sông, trong các hồ, đầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ kéo dài tại tỉnh Quảng Trị.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất