| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

Thứ Hai 21/07/2025 , 20:45 (GMT+7)

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Gia đình chị Tòng Thị Hoa trú tại bản Hùn (phường Chiềng Cơi, tỉnh Sơn La) được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp kết hợp vài phân do Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực XII (Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La) hướng dẫn. 

Chị Tòng Thị Hoa là hộ đầu tiên ở địa phương thử nghiệm mô hình bón phân vùi. Ảnh: Đức Bình.

Chị Tòng Thị Hoa là hộ đầu tiên ở địa phương thử nghiệm mô hình bón phân vùi. Ảnh: Đức Bình.

Trước đây, hơn 700 m² ruộng lúa của gia đình chị Hoa canh tác theo phương pháp truyền thống, cấy dày khoảng 40 khóm/m2, sử dụng chủ yếu phân vô cơ và phải bón tới 3 lần mỗi vụ. Trung bình mỗi vụ chị phải chi khoảng hơn 1 triệu đồng tiền phân bón cho diện tích này. Tuy nhiên, hiệu quả canh tác không cao, cây lúa đẻ nhánh kém, dễ đổ ngã khi mưa gió và thường xuyên bị các loại sâu bệnh tấn công như rầy, đạo ôn, khô vằn, bạc lá…

Khu vực bản Hùn chủ yếu là ruộng bậc thang, nông dân sau khi bón phân nước ngập cao sẽ dễ bị rửa trôi khiến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, dẫn đến phải bón nhiều lần và tốn kém.

Bước vào vụ mùa năm 2025, từ tháng 7, gia đình chị Hoa được Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực XII hướng dẫn áp dụng phương pháp cấy hàng rộng - hàng hẹp kết hợp vùi phân.

Lúa cấy theo kỹ thuật mới khoảng 24 - 26 khóm lúa/m2 (bên trái) và theo kiểu cũ (bên phải). Ảnh: Đức Bình.

Lúa cấy theo kỹ thuật mới khoảng 24 - 26 khóm lúa/m2 (bên trái) và theo kiểu cũ (bên phải). Ảnh: Đức Bình.

“Với địa hình bậc thang như ở đây, nếu chỉ bón phân rắc như thông thường, vào mùa mưa nước sẽ cuốn trôi lượng phân bón xuống các ruộng dưới thấp gây thất thoát phần lớn lượng phân. Với phương pháp vùi, phân được vùi xuống sâu trong đất, tan dần dưới lòng đất nên sẽ không bị rửa trôi” chị Trần Thị Nga, cán bộ Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực XII lý giải.

Cụ thể, kỹ thuật này yêu cầu cấy hàng rộng cách nhau 40 cm, hàng hẹp cách nhau 20 cm, mỗi m² chỉ cấy khoảng 24 - 26 khóm lúa thay vì cấy dày như trước. Mỗi viên phân Lục Thần Nông được vùi sâu 5 - 7 cm, cứ 4 khóm lúa dúi một viên. Việc này giúp tiết kiệm phân nhưng vẫn đảm bảo cây lúa có đủ dinh dưỡng trong suốt cả vụ.

“Lúc đầu cũng chưa quen vì từ trước tới giờ cứ rải phân đều lên ruộng. Khi thấy cán bộ làm mẫu rồi tự mình làm theo, thấy cũng nhanh, tiện và tiết kiệm” chị Tòng Thị Hoa nói.

Phân vùi đã đươc nén thành viên. Ảnh: Đức Bình.

Phân vùi đã đươc nén thành viên. Ảnh: Đức Bình.

Với diện tích 700 m², gia đình chị Hoa chỉ cần khoảng 20 kg phân vùi cho cả vụ, tương đương gần 400.000 đồng, tiết kiệm hơn 600.000 đồng so với vụ trước. Ngoài ra, loại phân vùi đã tích hợp đầy đủ đa, trung, vi lượng giúp cây lúa phát triển toàn diện, không cần bón bổ sung.

Kỹ thuật mới cũng khuyến khích người dân sử dụng bón lót phân chuồng hoai mục từ 200 - 300 kg/sào (360 m2) kết hợp với giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5 cm liên tục từ khi cấy đến khi bón phân. Với những ruộng đất kém màu mỡ, có thể bón thêm 8 - 10 kg phân lân/sào.

Phương pháp cấy và bón phân vùi này giúp việc chăm sóc, bón phân chính xác hơn, tránh bón trùng hoặc bỏ sót, đồng thời thuận tiện trong quản lý sâu bệnh.

Trên thực tế, khi cấy dày, cây lúa chỉ đẻ được khoảng 6 - 7 nhánh do thiếu ánh sáng và dinh dưỡng. Ngược lại, khi cấy thưa đúng kỹ thuật, số nhánh có thể tăng lên tới 10 - 15, tăng năng suất mà vẫn tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Chị Hoa cẩn thận vùi từng viên phân xuống ruộng, nhờ kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp nên lối đi thông thoáng, tiện lợi hơn. Ảnh: Đức Bình.

Chị Hoa cẩn thận vùi từng viên phân xuống ruộng, nhờ kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp nên lối đi thông thoáng, tiện lợi hơn. Ảnh: Đức Bình.

Trước đây, do cấy dày, lúa ở khu vực phường Chiềng Cơi thường bị đạo ôn, khô vằn, nhiều hộ phải phun thuốc bảo vệ thực vật liên tục, đôi khi phun phòng dù chưa có dấu hiệu bệnh. Việc này vừa gây lãng phí lại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, ngoài giảm chi phí phân bón khoảng 30%, phương pháp cấy hàng rộng - hàng hẹp kết hợp bón vùi phân còn góp phần giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng sức chống chịu cho cây lúa, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.

“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi kết quả sau vụ thu hoạch vào tháng 11 tới. Nếu đúng như kỳ vọng sẽ nhân rộng mô hình ra nhiều hộ dân khác” chị Trần Thị Nga cho biết.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất