| Hotline: 0983.970.780

Buộc khung bè, hạ thấp lồng nuôi thủy sản trước khi lên bờ

Thứ Hai 21/07/2025 , 20:21 (GMT+7)

QUẢNG NINH Trước ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hàng nghìn hộ nuôi trồng thủy sản trên biển tại Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chủ động từ sớm, hạn chế thiệt hại

Khi thông tin về bão Wipha bắt đầu xuất hiện với hướng đi phức tạp, hàng nghìn hộ dân nuôi trồng thủy sản trên biển tại các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai phương án bảo vệ tài sản.

Theo thống kê của Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư tỉnh Quảng Ninh, toàn tỉnh hiện có khoảng 8.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản, trong đó, có 800 cơ sở nuôi trồng thủy sản biển được cấp phép hoạt động, trải rộng tại các địa bàn Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái...

Ngay khi có cảnh báo về bão, ngành thủy sản đã phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện, xã, phường khẩn trương thông tin trực tiếp đến các chủ cơ sở nuôi trồng. Đồng thời hướng dẫn phương án sơ tán người khỏi lồng bè, kiểm tra dây neo, chằng buộc phao lưới và di dời phương tiện thủy vào nơi tránh trú an toàn.

Anh Phạm Văn Thường chằng buộc lại các ô lồng nuôi cá. Ảnh: Nguyễn Thành.

Anh Phạm Văn Thường chằng buộc lại các ô lồng nuôi cá. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tại vùng biển đặc khu Vân Đồn, anh Phạm Văn Thường, chủ một cơ sở nuôi cá lồng cho biết: “Kinh nghiệm mấy năm gần đây cho thấy, không thể xem thường bất kỳ cơn bão nào. Ngay từ chiều 19, tôi đã huy động người trong nhà xuống lồng, buộc lại các khung bè, hạ thấp lồng, buộc thuyền vào vị trí kín gió. Thêm vào đó, chúng tôi cho các lồng không có cá ra khu vực đón sóng để giảm lực, tiêu sóng, tránh ảnh hưởng đến các ô lồng có cá bên trong. Đặc biệt, không ai ở lại lồng khi có cảnh báo áp sát”.

Anh Thường hiện quản lý 200 ô lồng nuôi cá song, cá rìa... Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. “Với quy mô hiện nay, nếu không chủ động ứng phó, một đợt sóng lớn có thể cuốn trôi toàn bộ tài sản trên biển”, anh Thường nhấn mạnh.

Các đội kiểm ngư và cán bộ nông nghiệp địa phương tiếp tục rà soát khu vực nuôi trồng, nhắc nhở các cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc việc rút người và bảo đảm an toàn cho bè nổi. Một số điểm được xác định có nguy cơ mất an toàn đã được yêu cầu dừng nuôi tạm thời và di chuyển phương tiện vào khu vực được che chắn.

Đồng bộ nhiều lực lượng, siết chặt an toàn

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư, toàn bộ hệ thống cảnh báo bão đã được chuyển đến các địa phương. Các xã ven biển, đặc khu và vùng đảo đã ban hành lệnh cấm biển, dừng toàn bộ hoạt động sản xuất trên biển kể từ sáng 20/7.

Ngoài ra, công tác phối hợp giữa địa phương và lực lượng kiểm ngư, bộ đội biên phòng cũng được tăng cường để đảm bảo các tàu cá, thuyền vận chuyển phục vụ nuôi biển không hoạt động ngoài khơi khi bão đổ bộ.

Cán bộ kiểm ngư tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân về nơi tránh trú bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ kiểm ngư tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân về nơi tránh trú bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lực lượng tại chỗ ở các xã, phường cũng được huy động để hỗ trợ người dân sơ tán, vận chuyển vật tư, kiểm tra điểm neo đậu. Tại những khu vực nuôi xa bờ hoặc vùng trũng thấp, cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn, theo dõi sát tình hình và điều chỉnh kịch bản ứng phó khi cần thiết.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Ninh, trong những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống neo đậu, cải tiến vật liệu nuôi biển, đào tạo kỹ năng phòng tránh thiên tai cho người dân đã có kết quả tích cực. Nhờ đó, mỗi mùa bão đến, thiệt hại được giảm rõ rệt so với trước đây.

Ông Vũ Nam Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng phương án cụ thể cho từng vùng nuôi. Khi có bão, nguyên tắc là không để người ở lại lồng bè. Hệ thống phao lưới được gia cố, xử lý nước ăn uống, thiết bị điện tử và có phương án khôi phục sau bão. Trong đợt bão Wipha này, công tác phối hợp giữa ngành và địa phương được thực hiện sát sao ngay từ đầu.”

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất