| Hotline: 0983.970.780

Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Thứ Tư 23/07/2025 , 08:13 (GMT+7)

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Nhóm nguyên liệu như ngô, lúa mì, đậu đỗ chiếm đến 70% trong cơ cấu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: PL.

Nhóm nguyên liệu như ngô, lúa mì, đậu đỗ chiếm đến 70% trong cơ cấu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: PL.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp và người chăn nuôi, hiện còn tồn tại sự khác biệt trong cách hiểu và thực thi giữa các cơ quan thuế địa phương liên quan đến nhóm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) truyền thống như thóc, ngô, cám, lúa mì, khô dầu…

Mặc dù Luật Thuế Giá trị gia tăng (có hiệu lực từ 1/7/2025), Luật Chăn nuôi và Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT đều quy định đây là những sản phẩm không chịu thuế, nhưng một số cơ quan thuế vẫn đang áp dụng mức thuế 5%, với lý do đây là nguyên liệu sơ chế, chưa phải là TACN hoàn chỉnh.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15, "Thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi; thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản" thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Quy định này hoàn toàn phù hợp và có sự liên thông rõ ràng với Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14. Cụ thể, tại khoản 25 Điều 2, Luật Chăn nuôi định nghĩa: "Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống".

Đồng thời, khoản 29 Điều 2 của Luật cũng quy định: "Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biển được sử dụng phộ biển theo tập quán trong chăn nuôi, bao gồm: thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các sản phẩm tương tự khác".

Danh mục thức ăn truyền thống này còn được cụ thể hóa tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, trong đó liệt kê rõ các sản phẩm nông nghiệp như ngô, thóc, lúa mì, khô dầu, cám, đậu tương... là thức ăn chăn nuôi truyền thống (mục 1 Phụ lục VI của Thông tư).

Như vậy, có thể khẳng định các sản phẩm nông nghiệp nêu trên khi được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi là thức ăn chăn nuôi truyền thống theo đúng định nghĩa của pháp luật chuyên ngành, và do đó, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Việc thiếu thống nhất trong thực thi chính sách thuế sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Ảnh: PL.

Việc thiếu thống nhất trong thực thi chính sách thuế sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Ảnh: PL.

Thực tế, việc một số cơ quan thuế địa phương áp dụng mức thuế suất 5% cho các mặt hàng này là chưa phù hợp với tinh thần của Luật, đồng thời tạo ra gánh nặng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Trong khi đó, nhóm nguyên liệu nêu trên chiếm đến 70% trong cơ cấu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu bị áp thuế VAT đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra là mặt hàng không chịu thuế, doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ. Điều này dẫn đến chi phí tăng cao, giảm sức cạnh tranh của ngành trong bối cảnh giá TĂCN nội địa đã chịu nhiều áp lực từ hàng nhập khẩu được trợ giá.

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam hiện phụ thuộc hơn 90% vào nguyên liệu nhập khẩu. Việc thiếu thống nhất trong thực thi chính sách thuế đang làm trầm trọng thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.

Trong công văn, Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cảm ơn nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc giảm thuế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu thiết yếu xuống 0%, tuy nhiên, để chính sách thuế thực sự phát huy hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, hai đơn vị này kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành thuế, khẳng định lại các loại nông sản sử dụng làm nguyên liệu TĂCN truyền thống (bao gồm cả sản phẩm chưa chế biến hoặc sơ chế như ngô, lúa mì, đậu đỗ, cám, sắn, khoai...) thuộc đối tượng không chịu thuế VAT theo khoản 3 Điều 5 của Luật Thuế GTGT và các quy định liên quan tại Luật Chăn nuôi.

Xem thêm
Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất