| Hotline: 0983.970.780

Khai thác bền vững rừng thông ba lá

Thứ Năm 11/07/2013 , 10:27 (GMT+7)

Theo dự kiến, từ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ khai thác 6.720 ha rừng thông ba lá (trung bình 840 ha/năm) và được trồng lại trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Theo dự kiến, từ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ khai thác 6.720 ha rừng thông ba lá (trung bình 840 ha/năm) và được trồng lại trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Mục tiêu của chương trình khai thác rừng thông ba lá tự nhiên được đặt ra là phát triển theo hướng bền vững về diện tích, chất lượng và cơ cấu rừng thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh; và đặc biệt là cải tạo rừng tự nhiên thông 3 lá thuần loại năng suất thấp, chất lượng kém sang rừng trồng thông 3 lá có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao hơn theo hướng SX công nghiệp; đáp ứng tốt yêu cầu phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái...


Rừng thông ba lá của Lâm Đồng cần được điều chế để làm giàu

Với 6.720 ha rừng thông ba lá dự kiến sẽ được khai thác từ nay đến năm 2020, theo tính toán của các nhà chuyên môn, tổng sản lượng gỗ thu được sẽ là con số rất đáng kể: 1.173.100 m3, trung bình mỗi năm khai thác 146.638 m3. Trong đó, từ 2013 - 2015, bình quân mỗi năm khai thác 136.000 m3. Toàn bộ gỗ khai thác trong giai đoạn này đều được đưa vào chế biến tinh ngay tức thời với tỷ lệ thành phẩm tinh chế chiếm ít nhất là 75% để đạt được giá trị sản phẩm gần 3.000 tỷ đồng.

Ở giai đoạn tiếp theo (2016 - 2020) sẽ được khai thác trung bình 153.000 m3 mỗi năm; tỷ lệ thành phẩm tinh chế được nâng lên 85%, giá trị sản phẩm chế biến sẽ là con số 6.500 tỷ đồng.

Như vậy, về lý thuyết mà nói, giá trị sản phẩm gỗ tinh chế (từ 75 - 85%) đạt được cho cả giai đoạn khai thác và chế biến rừng thông ba lá SX của tỉnh gần 9.500 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.

Về vấn đề trồng rừng, toàn bộ 6.720 ha rừng thông ba lá SX trong diện khai thác sẽ được trồng lại rừng theo hình thức “cuốn chiếu”: Khai thác năm trước thì năm sau trồng lại ngay, và cây rừng đưa vào trồng cũng là thông ba lá giống chọn lọc.

Năm trồng ít nhất là 2013 này với dự kiến khoảng 269 ha; năm cao nhất là 2015 với diện tích phải trồng là 939 ha; các năm khác trồng từ 725 ha (năm 2014), 848 ha (2018), 849 ha (2019)… đến 861 ha (2020), 928 ha (2016).

Việc trồng lại rừng sau khai thác, đề án nêu rõ: Tuân thủ nghiêm việc trồng rừng ngay sau khai thác; áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng thông 3 lá thâm canh, thực hiện các biện pháp kỹ thuật mũi nhọn về giống - phân bón - kỹ thuật làm đất để tạo rừng trồng đạt năng suất cao, chất lượng cao nhất.

Một trong những giải pháp lâm sinh được đặt ra là thực hiện tốt công tác khuyến lâm, chuyển giao TBKT về SX cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng để nâng cao hiệu quả trong công tác xã hội hóa nghề rừng.

Dưới góc độ quản lý và tổ chức SX, tỉnh sẽ ưu tiên DN đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ tại các khu và cụm công nghiệp theo quy hoạch thuê đất để trồng rừng với khoảng 60% diện tích sau khai thác.

Đối với những vùng không thu hút được DN đầu tư trồng rừng (khoảng 40% diện tích sau khai thác hằng năm) thì ngân sách tỉnh trực tiếp đầu tư trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất