| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30 ha rừng thông được 'hồi sinh'

Thứ Hai 21/10/2019 , 10:20 (GMT+7)

Hơn 30 ha rừng thông trên núi Y Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bị sâu róm gây hại vào đầu tháng 9/2019, lá đã xanh trở lại, cây sinh trưởng phát triển tốt, rừng như được thay áo mới.

07-56-02_nh_2_rung_thong_d_xnh_tro_li_cy_sinh_truong_pht_trien_tot
Sau khi phun thuốc trừ sâu, rừng thông đã xanh trở lại, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Đây là niềm vui lớn của những người làm công tác lâm nghiệp tại địa phương. Dẫn chúng tôi đi kiểm tra hiện trường, ông Dương Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết, rừng thông trên núi Y Sơn được trồng từ năm 1983 - 1987, là khu di tích cảnh quan tại địa phương. Hiện cây thông có chiều cao vút ngọn bình quân từ 7 - 10 m, đường kính bình quân từ 20 - 25 cm, mật độ trung bình 1.700 cây/ha.

“Đầu tháng 9/2019, phát hiện rừng thông có sâu róm gây hại. Trong đó khoảng 10 ha hại nặng, mật độ phổ biến từ 500 - 700 con/cây. Sâu ăn hết lá, chỉ còn lại trơ cành, trông cây như đã bị chết đứng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ lây lan thành dịch, gặp thời tiết khô hạn cây sẽ bị chết. Chúng tôi đã báo cáo và đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giúp đỡ ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế và môi trường do sâu róm gây ra”, ông Tuấn nói.

“Được hỗ trợ kinh phí hơn 71 triệu đồng của UBND huyện Hiệp Hòa, từ ngày 13 - 16/9, UBND xã Hòa Sơn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và Công ty TNHH Vạn Yên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tiến hành sử dụng máy bơm xông khói, phun thuốc trừ sâu (loại Mep Permethin 50EC) cho toàn bộ 30 ha rừng thông.

Kết quả, sau 1 ngày phun thuốc kiểm tra thấy sâu róm chết với tỷ lệ trên 90%; sau 2 ngày, kiểm tra kén thấy có tỷ lệ chết từ 40 - 60%. Đến nay, rừng thông đã xanh trở lại, cây sinh trưởng và phát triển tốt”, ông Tuấn cho biết thêm.

Việc trừ sâu róm hại thông không hề đơn giản, đòi hỏi chi phí rất lớn. Về lâu dài, chủ rừng cần thực hiện các biện pháp lâm sinh tổng hợp để phòng sâu róm thông như tỉa thưa rừng, trồng thêm băng cây xanh bằng các loài cây lá rộng dưới tán rừng, kết hợp xây dựng môi trường cho các thiên địch tồn tại và phát triển... Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra rừng, khi phát hiện có ổ trứng sâu róm, nên chủ động mua thuốc phun ngay. Phun sớm, việc tiêu diệt sâu sẽ hiệu quả rất cao.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất