| Hotline: 0983.970.780

Tạo ao và nuôi cá ở khe núi

Thứ Hai 21/12/2009 , 10:39 (GMT+7)

Phương pháp nuôi cá ở khe núi cũng đơn giản, không tốn nhiều công sức. Một khe núi nếu có độ dốc nhỏ có thể tạo được nhiều ao nuôi cá kế tiếp nhau, nguồn nước từ ao trên chảy xuống ao dưới.

Các tỉnh miền núi, do điều kiện địa hình đã tạo ra nhiều khe núi có dòng nước chảy. Vì vậy có thể dựa vào điều kiện địa hình nơi có dòng chảy đủ rộng để đắp thành đập, ngăn dòng chảy tạo thành các ao nuôi cá.

Phương pháp nuôi cá ở khe núi cũng đơn giản, không tốn nhiều công sức. Một khe núi nếu có độ dốc nhỏ có thể tạo được nhiều ao nuôi cá kế tiếp nhau, nguồn nước từ ao trên chảy xuống ao dưới.

Nuôi cá ở khe núi có những ưu điểm: Hình thức nuôi đơn giản, do có nguồn nước lưu thông liên tục nên có thể thả cá ở mật độ dầy, ít tốn công chăm sóc. Không phải mất công đào ao, tận dụng được diện tích tự nhiên.

1. Xây dựng ao nuôi

Chọn địa điểm làm ao ở khe núi: Đây là việc quan trọng hàng đầu có tính quyết định. Nên chọn các khe có độ dốc nhỏ, nguồn nước chảy liên tục, gần nhà để tiện cho chăm sóc và quản lý. Sau đó đắp đập ngăn nước, có 2 hình thức đắp đập, tuỳ theo địa hình từng nơi có thể áp dụng như sau:

- Nơi có nguồn nước chảy mạnh hoặc có nhiều nước vào mùa mưa thì cần tiến hành:

+) Đắp đập dọc theo dòng chảy, chia dòng chảy thành 2 nửa, một nửa tạo thành mương dẫn nước, một nửa tạo thành các ao nuôi kế tiếp nhau.

+) Dùng ống nhựa đặt ở 2 bờ đập (đầu và cuối bờ đập) để cấp và thoát nước. Có thể đặt từ 1 đến 3 ống ở các độ cao khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiết nước trong ao. Nếu có điều kiện, người nuôi cá có thể xây cống và đắp bờ ao bằng bê tông cho chắc chắn.

- Nơi có dòng chảy yếu hoặc ít nước vào mùa khô:

+) Tiến hành đắp ngang dòng chảy, ở giữa đập xẻ rãnh vừa phải (phù hợp với kích thước và lưu lượng nước chảy), dùng phên tre hoặc lưới sắt chắc chắn để làm cống thoát nước và giữ cá trong ao.

+) Đối với loại đập này nên xây bằng kè đá trong rọ sắt hoặc xây bằng bờ bê tông cho chắc chắn, phòng khi mưa lớn vẫn bảo vệ được cá.

2. Cải tạo ao nuôi

- Đối với những ao đã nuôi:

Tiến hành tháo cạn, bắt hết cá trong ao, dùng vôi bột rắc đều trên mặt ao với lượng từ 10-15 kg/100 m2, sau đó phơi đáy ao từ 3-5 ngày thì tiến hành tháo nước vào trong ao.

- Đối với ao nuôi mới:

+) Phải rửa ao ít nhất 2-3 lần bằng cách dùng nước dâng lên cao sau đó xả nước đi. Tiến hành rắc vôi bột và phơi đáy ao như trên.

+) Khi phơi ao xong, tiến hành đắp cống, cho nước vào ao kết hợp với bón phân xanh với lượng từ 20-30 kg/100 m2 ao, bó phân xanh thành từng bó và dùng cọc tre đóng ngập xuống đáy ao nhằm gây mầu nước và làm thức ăn cho cá.

3. Thả cá và chăm sóc quản lý

- Thả cá:

+) Sau khi lấy nước vào ao 3-5 ngày thấy nước ao chuyển sang mầu lá chuối non thì tiến hành thả cá.

+) Chọn cá thả: Các ao ở khe núi nước thường lưu thông liên tục và thường lạnh nên thích hợp với các loài cá như trắm cỏ, cá trôi, chép...

+) Nếu chăm sóc tốt có thể thả từ 9-10 con/m2.

+) Mùa vụ thả cá: Thường thả từ tháng 5 - tháng 6 dương lịch, sau khi thu hoạch xong các loại cá thịt thì tiến hành thả ngay cá giống.

- Chăm sóc quản lý:

+) Cần thường xuyên theo dõi mực nước trong ao. Nếu trong ao nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ thì cần có nguồn thức ăn xanh cho cá hàng ngày. Có thể tận dụng đất quanh bờ ao để trồng các loại cây dùng làm thức ăn cho cá.

+) Định kỳ bón phân cho ao. Dùng phân chuồng đã ủ hoai mục bón từ 16-20 kg/100 m2 ao, định kỳ mỗi tuần bón một lần.

+) Để phòng bệnh cho cá và cải tạo môi trường ao nuôi, nên bón vôi định kỳ mỗi tháng một lần. Mỗi lần bón 1-1,5 kg vôi bột/100 m2 ao. Lưu ý chỉ nên bón vôi vào buổi sáng hoặc chiều mát.

4. Thu hoạch cá

Có 2 hình thức thu hoạch cá trong ao nuôi ở khe núi:

- Hình thức đánh tỉa thả bù: Đánh bắt những con cá to để tiêu dùng hoặc để bán, thả bù thêm loại cá có cùng kích cỡ với các loại cá nhỏ còn lại trong ao để cuối vụ có thể tận thu toàn bộ cá còn lại.

- Thu toàn bộ cá vào cuối vụ sau khi tháo cạn nước trong ao.

Việc thu cá ở các ao trong khe núi sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các ao khác, vì vậy để giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng cá, khi tháo nước không nên tháo cạn ngay một lúc mà phải tháo nước và bắt cá từ từ. Khi bắt cá xong cần vận chuyển ngay tới nơi tiêu thụ.

Sau khi thu hoạch cá xong cần tiến hành cải tạo vệ sinh lại ao để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Giống lạc chịu hạn đến từ Cuba

Biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường đòi hỏi các cây trồng phải thích ứng. LV20 là giống lạc phù hợp cho những vùng sản xuất phụ thuộc vào nước trời.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất