| Hotline: 0983.970.780

Nhập nội 55 giống hoa có bản quyền

Thứ Hai 09/08/2021 , 17:15 (GMT+7)

Lâm Đồng sẽ nhập nội 55 giống hoa có bản quyền của 7 quốc gia nhằm phục vụ chiến lược phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã lập kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu có bản quyền các giống hoa mới, có giá trị thương mại cao, thích nghi với điều kiện canh tác của Lâm Đồng để phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hoa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành hoa, hướng tới vươn xa hơn nữa về xuất khẩu. Ảnh: TL.

Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành hoa, hướng tới vươn xa hơn nữa về xuất khẩu. Ảnh: TL.

Theo đó, sẽ nhập nội 55 giống hoa từ 7 quốc gia Hà Lan, Costarica, Nhật Bản, Thái Lan, Israel, Ecuador và Trung Quốc với tổng số 2.012.000 hạt, ngọn, cây, lá, củ giống hoa các loại, như phi yến, cala lily, lily lửa, huệ tây, mao lương, thược dược, cát tường, hoa chuông, giống môn, hoa hồng...

Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tiến hành triển khai 220 điểm khảo nghiệm để đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mới.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng giao 5 đơn vị thuộc Hiệp hội hoa Đà Lạt được nhập khẩu giống hoa mới gồm: Công ty TNHH Dalat Hasfarm, Công ty TNHH Linh Ngọc, Công ty TNHH Nông nghiệp Hồng Hoàng, Công ty TNHH Hoa Chi An và Công ty TNHH Sakata Việt Nam.

Tổng kinh phí để nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa là hơn 22,4 tỷ đồng, do các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hoa Đà Lạt tự đầu tư kinh phí nhập khẩu giống.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Hiệp hội hoa Đà Lạt xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình nhập khẩu giống và theo dõi các đối tượng dịch hại trên tất cả các lô giống nhập khẩu về khảo nghiệm.

Đà Lạt hiện là vùng sản xuất hoa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL.

Đà Lạt hiện là vùng sản xuất hoa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TL.

Hiệp hội hoa Đà Lạt định hướng, lựa chọn các doanh nghiệp đảm bảo uy tín, năng lực để triển khai Đề án nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, chuyển giao giống nhập khẩu đúng quy định cho nhóm nông hộ, các HTX, doanh nghiệp, đảm bảo giống đúng tiêu chuẩn và phải có hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị và phối hợp hướng dẫn cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, đánh giá dịch hại ngoài đồng ruộng đối với các giống hoa được chuyển giao.

Các thành viên tham gia thực hiện kế hoạch Đề án chủ động sản xuất, quản lý và bảo vệ các nguồn giống nhập khẩu, mua bản quyền, tổ chức khảo nghiệm trên các giống nhập nội theo quy định. Triển khai khảo nghiệm và báo cáo đánh giá đặc tính, năng suất, sản lượng của các giống hoa nhập nội...

Xem thêm
Phân cấp giám sát dịch bệnh tổ yến: Bước then chốt thúc đẩy xuất khẩu

Việc giao quyền chủ động giám sát cho địa phương, theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, giúp tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả quản lý và gỡ điểm nghẽn lớn cho doanh nghiệp.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.