| Hotline: 0983.970.780

Mùa cá trích

Chủ Nhật 07/03/2021 , 09:41 (GMT+7)

Mùa đánh bắt cá trích ở vùng biển Thanh Hóa diễn ra vào đầu tháng Giêng đến tháng 3 hàng năm. Cá trích được tư thương tranh nhau mua ngay khi thuyền cập bến.

Mùa đánh bắt cá trích tại vùng biển Thanh Hóa thường diễn ra vào tháng Giêng đến tháng 3 hàng năm. Ảnh: Võ Dũng.

Mùa đánh bắt cá trích tại vùng biển Thanh Hóa thường diễn ra vào tháng Giêng đến tháng 3 hàng năm. Ảnh: Võ Dũng.

Những ngày đầu tháng 3, ngư dân thuộc các phường Quảng Cư, Quảng Vinh, Quảng Hùng, xã Quảng Đại (TP. Sầm Sơn); Quảng Hải, Quảng Thái (huyện Quảng Xương) và Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa)… đang tích cực ra lộng đánh bắt cá trích.

Năm nay, mùa cá trích đến muộn hơn thường lệ nhưng sản lượng đánh bắt khá, mỗi chuyến ra lộng, các bè mảng, thuyền nhỏ thu về vài ba triệu đồng.

Phương tiện đánh bắt cá trích rất thô sơ, chỉ cần bè mảng, lưới dày nan. Mỗi bè mảng chỉ cần 2-3 lao động, đánh bắt trong vùng lộng.  Sản phẩm của bè mảng thường là cá trích, cá ve, moi, sứa. Ảnh: Võ Dũng.

Phương tiện đánh bắt cá trích rất thô sơ, chỉ cần bè mảng, lưới dày nan. Mỗi bè mảng chỉ cần 2-3 lao động, đánh bắt trong vùng lộng.  Sản phẩm của bè mảng thường là cá trích, cá ve, moi, sứa. Ảnh: Võ Dũng.

Để đánh bắt cá trích, phần đông ngư dân dùng bè mảng, thuyền nhỏ để ra lộng; ngư cụ thường là lưới dày nan. Ngư dân Thanh Hóa thường ra lộng từ khoảng 3-4 giờ sáng, cách bờ khoảng 6-8 hải lý, đến khoảng 8-10 giờ trở vào bờ.

Thường mỗi bè mảng đánh bắt cá trích chỉ cần 2-3 người, lao động chính thường là nam giới. Sản phẩm của bè mảng thường là cá trích, cá ve, cá lẹp, sứa, moi…

Theo bà con ngư dân Quảng Hải (huyện Quảng Xương), tuy mùa cá trích đến muộn so với năm trước khoảng một tháng nhưng nhờ thời tiết thuận lợi nên gần như chuyến ra khơi nào cũng đều đánh được cá. Cá trích được mùa lại được giá, nhiều ngư dân có thể thu tiền triệu mỗi ngày nhờ đánh bắt cá trích bán cho tư thương ngay khi vừa cập bến.

Cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, 'lành tính', được nhiều thực khách ưa chuộng. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, “lành tính”, được nhiều thực khách ưa chuộng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Nguyễn Bá An, thôn 10, xã Quảng Hải cho biết, cá đầu mùa đang bán được giá, mỗi chuyến ra lộng ngư dân đều rất phấn khởi vì có nguồn thu khá lớn. Đánh cá trích tuy vất vả nhưng “tiền tươi thóc thật”, nếu trúng mẻ cá lớn cũng kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo ông An, không phải hôm nào ra lộng cũng thu được mẻ cá như mong muốn và cũng không phải bè mảng nào cũng đầy ắp cá khi vào bờ.

“Đánh cá trích cũng tùy vào từng hôm và kinh nghiệm của từng ngư dân. Nếu đúng luồng cá thì trúng đậm, gỡ cá cả ngày không hết. Nhưng cũng có những bè mảng ra lộng cá buổi cũng chỉ được vài ba chục kg cá”.

Năm nay, mùa đánh bắt cá trích muộn hơn nhưng được mùa, được giá, ngư dân Thanh Hóa rất phấn khởi. Ảnh: Võ Dũng.

Năm nay, mùa đánh bắt cá trích muộn hơn nhưng được mùa, được giá, ngư dân Thanh Hóa rất phấn khởi. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích sau khi đưa lên bờ sẽ được các ngư dân huy động người nhà ra gỡ ngay tại bãi biển rồi đem rửa sạch bán cho thương lái. Tầm 7-8 giờ sáng, các thương lái đã có mặt trên các bờ biển để đón bè mảng vào bờ, thu mua cá.

Vài năm lại đây, nhờ thời tiết thuận lợi, cá trích sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh. Sau Tết Nguyên Đán ngư dân Thanh Hóa lại ra lộng đánh bắt cá trích. Mỗi bè mảng từ 2-3 lao động cập bờ trung bình được 1-3 tạ cá. Với giá bán cá bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg (có ngày lên đến 25.000 đồng/kg), mỗi bè mảng sau một chuyến ra lộng có thể thu về 2-3 triệu đồng.

Cá trích năm nay được mùa, được giá, mỗi chuyến ra lộng, mỗi lao động có thể thu về 1 - 1,5 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích năm nay được mùa, được giá, mỗi chuyến ra lộng, mỗi lao động có thể thu về 1 - 1,5 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích được các thương lái mua về bán tươi cho người tiêu dùng, hoặc sấy bán khô, làm nước mắm… Một số thương lái thu mua, ướp lạnh vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận.

Theo ngư dân Thanh Hóa, cá trích có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, “lành tính”. Cá trích tươi được nhiều người ưa thích khi chế biến thành các món ngon, trong đó có món cá trích nướng than.

Cá trích được thương lái thu mua ngay khi vừa mới cập bờ. Ảnh: Võ Dũng.

Cá trích được thương lái thu mua ngay khi vừa mới cập bờ. Ảnh: Võ Dũng.

Đại diện UBND xã Quảng Hải (huyện Quảng Xương) cho biết toàn xã có 130 bè mảng tại 3 thôn thu hút khoảng 365 lao động trực tiếp đánh bắt và khoảng 250 lao động phục vụ hậu cần nghề cá.

Do bờ biển cạn, không có chỗ neo đậu cho tàu thuyền lớn nên phần lớn ngư dân ở đây sống bằng nghề khai thác cá trong lộng, sử dụng bè mảng, thuyền nhỏ để ra khơi.

Thu nhập ngày thường từ nghề đánh bắt cá vì thế thấp nên ngư dân rất mong đến mùa đánh bắt cá trích để có nguồn thu lớn hơn

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.