| Hotline: 0983.970.780

Để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt

Thứ Năm 24/07/2025 , 15:26 (GMT+7)

LÀO CAI Tuyên truyền, vận động bằng lời chưa đủ sức nặng, doanh nghiệp sẽ chứng minh bằng hiệu quả kinh tế để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt.

Những ngày giữa tháng 7/2025, tại khu du lịch sinh thái Ruby nằm ven hồ Thác Bà, hàng triệu con cá giống được thả xuống với hi vọng về tương lai trù phú cho vùng hồ. Đây là đợt thả cá lớn nhất trong kế hoạch của Công ty cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam, tiếp nối 2 đợt thả khoảng 1 triệu con giống vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025.

Con số 10 triệu lần này không chỉ là một hoạt động tái tạo nguồn lợi đơn thuần, mà là một cam kết mạnh mẽ về việc xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ và bảo vệ môi trường.

Công ty CP Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam sẽ thả khoảng 10 triệu cá giống xuống hồ Thác Bà trong năm 2025. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty CP Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam sẽ thả khoảng 10 triệu cá giống xuống hồ Thác Bà trong năm 2025. Ảnh: Thanh Tiến.

Sau khi trực tiếp thả mẻ cá giống xuống hồ, bà Cao Thị Hòa Bình, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở NN-MT tỉnh Lào Cai) cho biết, đơn vị đồng hành và giám sát gắt gao mọi khâu. Thực hiện kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hồ sơ kiểm dịch và chất lượng con giống từ đơn vị cung ứng. Tất cả các chuyến xe thả cá đều có cán bộ của Chi cục giám sát trực tiếp. Nếu phát hiện con giống không đảm bảo chất lượng, yêu cầu phải trả lại ngay cho đơn vị cung ứng để đảm bảo cho đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt, phòng tránh dịch bệnh.

Thế nhưng, song hành với những nỗ lực tái tạo ấy là một cuộc chiến dai dẳng với vấn nạn đánh bắt tận diệt. Dù đã giảm nhờ sự vào cuộc của chính quyền, nhưng nó vẫn chưa thể chấm dứt.

Không ai cảm nhận rõ điều này hơn anh Trần Ngọc Trung ở xã Bảo Ái, người đã gắn bó với vùng hồ từ thuở ấu thơ và làm nghề lái buôn thủy sản lâu năm. Anh Trung thuộc lòng từng bãi cá đẻ, từng luồng cá di chuyển. Chính sự am hiểu sâu sắc ấy khiến anh càng thêm lo lắng.

Bên cạnh việc thả cá, doanh nghiệp sẽ phối hợp với người dân thành lập các tổ cộng đồng để đẩy lùi các hình thức đánh bắt tận diệt. Ảnh: Thanh Tiến.

Bên cạnh việc thả cá, doanh nghiệp sẽ phối hợp với người dân thành lập các tổ cộng đồng để đẩy lùi các hình thức đánh bắt tận diệt. Ảnh: Thanh Tiến.

“Tình trạng đánh bắt tận diệt diễn ra như cơm bữa, vó đèn giăng khắp mặt hồ, những chiếc thuyền kích điện hiện đại có thể càn quét hàng tạ cá chỉ trong một đêm. Thậm chí, một số người vẫn còn lén lút dùng mìn đánh cá. Hệ quả nhãn tiền là nguồn cá cạn kiệt, đẩy sinh kế của những người dân chân chính vào ngõ cụt. Đánh hết rồi, lấy cái gì để mà dân người ta mưu sinh nữa”, anh Trung trăn trở.

Theo anh Trung, việc chỉ trông chờ vào chính quyền và cơ quan chức năng là không đủ. Nhà nước có lập cả trăm đoàn kiểm tra cũng không thể quản lý hết được. Sức mạnh lớn nhất phải ở lòng dân thì mới thành công. Vì vậy, anh bày tỏ mong muốn được tham gia vào các tổ cộng đồng để cùng những ngư dân trong vùng hồ có thể góp tiếng nói, hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Niềm tin vào sức mạnh của cộng đồng cũng chính là chiến lược hoạt động của Công ty cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam. Trong hành trình này, thách thức lớn nhất không nằm ở kỹ thuật hay vốn đầu tư, mà ở cuộc chiến thay đổi thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức người dân.

Bà Lương Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam, giãi bày: “Cái khó đầu tiên là làm sao thay đổi nhận thức của bà con. Bao nhiêu năm nay, họ cứ đi kiếm con tôm, con cá cho bữa ăn hằng ngày. Bảo vệ con cá lúc này là một khái niệm còn khá xa vời. Dù đội ngũ của Công ty đã đi đến từng xã ven hồ để tuyên truyền, vận động nhưng lời nói vẫn chưa đủ sức nặng. Để họ thực sự hiểu và tin, cần phải chờ đến khi có thành quả thực tế. Khi họ được hưởng lợi thật sự, họ mới tin là Công ty làm thật".

Chất lượng cá giống cũng được giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thả xuống hồ. Ảnh: Thanh Tiến.

Chất lượng cá giống cũng được giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thả xuống hồ. Ảnh: Thanh Tiến.

Được phê duyệt chủ trương vào tháng 9/2024, chỉ 3 tháng sau, dự án thả cá đã được triển khai, xua tan những nghi ngại ban đầu. Song song đó, công ty phối hợp với chính quyền thành lập các "tổ cộng đồng quản lý", nơi người dân tự nguyện tham gia để cùng tuyên truyền và bảo vệ.

Nút thắt quan trọng nhất vẫn chính là lợi ích kinh tế, rất khó để thay đổi quan điểm sống của hàng trăm hộ dân mưu sinh ven hồ bao năm qua chỉ trong một sớm, một chiều. Khi nào họ thấy một con cá giống 25 gam được nuôi lớn lên 2kg và mang lại giá trị kinh tế ra sao, họ được chia sản lượng, có thu nhập cao hơn, lúc đó họ sẽ chủ động tham gia vào tổ cộng đồng. Chính họ sẽ tự bảo vệ quyền lợi của mình, thấy người khác đi kích điện làm hại đến “nồi cơm” của mình chắc chắn sẽ không thể nhắm mắt làm ngơ.  

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất