| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Thứ Sáu 25/07/2025 , 08:40 (GMT+7)

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Sở hữu diện tích rừng tự nhiên bạt ngàn giúp Nghệ An hưởng lợi lớn từ chương trình ERPA. Ảnh: Việt Khánh. 

Sở hữu diện tích rừng tự nhiên bạt ngàn giúp Nghệ An hưởng lợi lớn từ chương trình ERPA. Ảnh: Việt Khánh. 

Trong báo cáo gần đây, Quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An nhấn mạnh nguồn kinh phí từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (gọi tắt là ERPA) đã chi trả đến 30.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, trong đó phần lớn là người dân vùng cao có hoàn cảnh khó khăn.

Tổng cộng 457 cộng đồng có thỏa thuận tham gia quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức được nhận hỗ trợ sinh kế với số tiền 50 triệu đồng/cộng đồng/năm, được chi cho các công trình sử dụng chung như nhà văn hoá, đường giao thông, hệ thống chiếu sáng…

Những con số nêu trên thoạt nhìn “hào nhoáng”, tuy nhiên thực tế chưa “thấm tháp” vào đâu. Đành rằng kinh phí được thụ hưởng lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng quá trình giải ngân đồng vốn không hề giản đơn, sự thể diễn ra ì ạch trái với kỳ vọng ban đầu. Chính sách không thông kéo theo nhiều mối lo, dĩ nhiên chịu thiệt thòi nhất vẫn là đồng bào vùng cao miền Tây xứ Nghệ, nơi cuộc sống thường nhật vẫn còn khó khăn.

Rừng càng phát triển, kinh phí thụ hưởng từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính của Nghệ An càng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Rừng càng phát triển, kinh phí thụ hưởng từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính của Nghệ An càng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Đầu tiên, phải thừa nhận việc tham mưu bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sử dụng kinh phí (kế hoạch tài chính tổng thể) phê duyệt còn chậm. Xoay quanh nội dung này, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An khẳng định đã chủ động tính toán, xây dựng kế hoạch tài chính sớm để trình cấp có thẩm quyền thẩm định chi tiết, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở chi trả. Tuy nhiên, Sở Tài chính giữ vững quan điểm “việc xây dựng bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tài chính tổng thể phải thực hiện quyết toán nguồn kinh phí năm 2024, do đó mất nhiều thời gian”.

Quỹ này cũng nhấn mạnh thêm, trên cơ sở danh sách đối tượng thụ hưởng năm 2025 được Chi cục Kiểm lâm cung cấp, đơn vị đã báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt. Đáp lại, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3121/UBND-NN đề nghị rà soát lại danh sách đối tượng hưởng lợi năm 2025 từ nguồn thu ERPA, dẫn đến công tác xây dựng kế hoạch tài chính năm 2025 bị chậm theo.

Chưa cần bán đến kế hoạch tài chính năm nay, chỉ riêng số tiền gần 30 tỷ đồng chưa “tiêu” hết của năm 2024, buộc phải chuyển tiếp cũng đủ để hình dung chương trình này đang bế tắc ra sao. Chính sách chưa lan tỏa rộng khắp miền rừng đồng nghĩa quyền lợi chính đáng chưa đến tay nhiều người dân. Đồng tiền đi liền khúc ruột, đặt trong bối cảnh này thật khó để “gắn” trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng đối với bà con vùng cao.

Vướng từ trong ngõ vướng ra, triển khai trong tâm thế “sợ sai” tức thì kéo theo áp lực chất chồng đè nặng lên vai các chủ rừng là tổ chức.

Trên thực tế, chính sách ERPA chưa thể lan tỏa đến với đồng bào vùng cao Nghệ An như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.   

Trên thực tế, chính sách ERPA chưa thể lan tỏa đến với đồng bào vùng cao Nghệ An như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.   

Xin nhắc lại, Quỹ bảo vệ phát triển rừng là “cánh tay nối dài” của UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Môi trường trong việc thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ – ERPA, giữ vai trò quan trọng nhưng nhân sự của đơn vị này bất ổn triền miên.

Người gần nhất giữ chức Giám đốc là ông Ngô Hoàng Khanh đã chuyển công tác chỉ sau hơn 1 năm bổ nhiệm, ghế này hiện tại vẫn đang… trống. Thiếu người “cầm cương” chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tổng quan mọi mặt, nhất là nhiệm vụ đôn đốc, thực hiện các chính sách lâm nghiệp như ERPA.     

Ngày 11/7/2025, phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường đã liên hệ với Phó Giám đốc Dương Ngọc Hùng, người đang “tạm” điều hành Quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An để nắm bắt tổng quan tình hình. Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Hùng nói nước đôi, đại ý sẽ “sắp xếp thời gian, bố trí người làm việc cụ thể”, tuy nhiên đến nay vẫn chưa chính thức có… phản hồi.

Trực tiếp thực hiện chính sách, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Nghệ An nhận thấy Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ là chính sách mới, có nhiều khái niệm mới, nhiều từ đa nghĩa… nên quan điểm, cách tiếp cận của các bên liên quan có nhiều khác biệt, hoặc trái chiều.

Rào cản về mặt quy phạm pháp luật là nút thắt tồn tại dai dẳng, kết hợp thái độ khá “nửa vời”, thiếu quyết liệt của một số cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Bình luận mới nhất