| Hotline: 0983.970.780

Điện Biên: Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ Tư 16/07/2025 , 16:59 (GMT+7)

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên triển khai hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ rừng bền vững và nâng cao sinh kế cho người dân.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên thời gian qua đã tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, tập huấn nhằm góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2025, kế hoạch thu và chi tiền DVMTR của Quỹ được phê duyệt là 273,7 tỷ đồng. Quỹ đã thu được hơn 52,3 tỷ đồng và thực hiện chi trả đạt trên 182,4 tỷ đồng. Việc chi trả tiền DVMTR năm 2024 được triển khai tích cực, đạt tỷ lệ giải ngân 97,5% với tổng số tiền hơn 163 tỷ đồng cho 4.096 chủ rừng. Bên cạnh đó, Quỹ cũng đã chi trả tiền DVMTR các năm trước cho 143 chủ rừng với tổng số tiền hơn 3,6 tỷ đồng.

Chi trả DVMTR giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Hoàng Châu.

Chi trả DVMTR giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Hoàng Châu.

Bà Mai Hương, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, cho biết: Công tác thu, chi đảm bảo đúng quy định, kịp thời, minh bạch, góp phần động viên chủ rừng yên tâm bảo vệ rừng.

Đồng thời, công tác kiểm tra, rà soát xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo minh bạch, đúng quy định. Quỹ đã hoàn thành kiểm tra, rà soát diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2024 với tổng diện tích chưa quy đổi đạt hơn 412.000 ha, trong đó diện tích đủ điều kiện chi trả (đã quy đổi hệ số K) hơn 265.000 ha. Đối với năm 2025, Quỹ đã thông báo kịp thời đến các chủ rừng về diện tích nghi ngờ biến động để phối hợp xác minh, cập nhật.

Song song với đó, hoạt động tuyên truyền được chú trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách chi trả DVMTR. Quỹ đã ký kết 09 hợp đồng tuyên truyền với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Ngoài ra, Quỹ đã cấp phát nhiều sản phẩm truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền và quản lý như: 110 sổ tay tuần tra bảo vệ rừng, 85 sổ tay chi trả DVMTR, 30 bìa hồ sơ, 135 mũ lưỡi trai, 114 thùng phân loại rác, 27 túi đeo chéo.

Lực lượng kiểm lâm và người dân tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Lực lượng kiểm lâm và người dân tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Công tác tập huấn nâng cao năng lực cho chủ rừng được triển khai tại nhiều địa phương. Quỹ đã tổ chức 05 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng phương án quản lý rừngbền vững và quy chế quản lý, sử dụng tiền DVMTR với 309 người tham gia. Đồng thời, 11 lớp tập huấn cho cộng đồng thôn, bản thực hiện chi trả DVMTR với tổng cộng 284 học viên.

Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được đẩy mạnh để đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tiền chi trả DVMTR. Trong 6 tháng đầu năm, Quỹ đã tổ chức 05 cuộc kiểm tra, giám sát, trong đó có 02 cuộc kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền chi trả của 62 cộng đồng chủ rừng. Quỹ cũng tham gia các đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường về tiến độ thi công hệ thống bảng, biển tuyên truyền phục vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.

Bà Mai Hương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục nỗ lực thu, chi tiền DVMTR đúng quy định, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng bền vững và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư gắn bó với rừng.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Nỗi lo dịch bệnh từ xác lợn chết phân hủy trên kênh dẫn nước

THANH HÓA Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc người dân ném xác lợn chết xuống các tuyến kênh mương thủy lợi đang tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh hại phát sinh diện rộng và bất thường

Sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, gây hại diện rộng và bất thường nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ngành chuyên môn phải triệu tập họp khẩn bàn giải pháp ứng phó.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Bình luận mới nhất