| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

Thứ Năm 24/07/2025 , 19:12 (GMT+7)

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Phương châm “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”

Trong niên vụ ép 2024 - 2025, toàn vùng nguyên liệu của Nhà máy đường An Khê (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi) có 31.600 hecta mía, năng suất mía đạt bình quân 75 tấn/hecta. Nhà máy đường An Khê đã thu mua gần 2,1 triệu tấn mía để phục vụ sản xuất, đạt 99,2% kế hoạch.

“Sở dĩ sản lượng mía nhà máy thu mua không đạt 100% theo kế hoạch là do có nhiều hộ trồng mía vi  phạm hợp đồng, không bán mía nguyên liệu cho nhà máy theo cam kết mà bán cho nhà máy khác”, ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê chia sẻ.

Năm 2025, năng suất mía trong vùng nguyên liệu của Nhà máy đường An Khê đạt 75 tấn/ha. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2025, năng suất mía trong vùng nguyên liệu của Nhà máy đường An Khê đạt 75 tấn/ha. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Phước, niên vụ ép 2025 - 2026 sắp tới, Nhà máy đường An Khê sẽ tính toán vào vụ sớm (đầu tháng 11/2025) nếu thời tiết thuận lợi khi mía chín trên đồng. Trong niên vụ này, diện tích vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê đã tăng lên 35.000 hecta, dự kiến sản lượng toàn vùng đạt 2,7 triệu tấn.

“Để tạo điều kiện cho nông dân trồng mía an tâm sản xuất, nhà máy cam kết sẽ thu mua đến cây mía cuối cùng trên đồng đảm bảo hài hòa, công bằng, công khai, minh bạch với phương châm “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”. Đồng thời, nhà máy sẽ có chế tài đối với hộ trồng mía đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng như những hộ vi phạm hợp đồng với nhà máy”, ông Nguyễn Hoàng Phước cho biết.

Theo đó, Nhà mày đường An Khê sẽ cương quyết chấm dứt giao dịch với các trường hợp ký hợp đồng đầu tư, mua bán mía với nhà máy nhưng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và xử lý những hộ vi phạm theo nội dung đã ký kết.

Để quản lý chặt chẽ xe vận chuyển mía, nhà máy sẽ thực hiện đầu tư gắn thiết bị giám sát hành trình vận chuyển cho mỗi xe đăng ký chở mía và bắt buộc chủ hợp đồng đặt cọc tiền tại nhà máy. Nếu xe đăng ký chở mía đi nhà máy khác thì Nhà máy đường An Khê chấm dứt, không cho xe đó vận chuyển mía về nhà máy và không hoàn trả số tiền đặt cọc.

Về chính sách mua và thanh toán, Nhà máy đường An Khê sẽ tạm giữ lại phần giá mía bổ sung hoàn thành hợp đồng để ràng buộc người sản xuất, kinh doanh mía thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng, không bán mía cho nhà máy khác. Số tiền này sẽ được nhà máy thanh toán lại sau khi kết thúc vụ ép nếu người sản xuất, kinh doanh mía không vi phạm những nội dung trong hợp đồng và các nội dung đã cam kết.

Niên vụ ép 2024 - 2025, Nhà máy đường An Khê thu mua gần 2,1 triệu tấn mía nguyên liệu. Ảnh: V.Đ.T.

Niên vụ ép 2024 - 2025, Nhà máy đường An Khê thu mua gần 2,1 triệu tấn mía nguyên liệu. Ảnh: V.Đ.T.

“Chúng tôi sẽ theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến trên đồng mía để báo cáo, đề xuất giá thu mua mía linh hoạt, phù hợp theo từng thời điểm. Cân đối, phân bổ kế hoạch thu mua mía nguyên liệu cho từng vùng, từng hộ sản xuất, kinh doanh mía phù hợp với điều kiện thực tế và sản lượng mía của từng hộ để đạt hiệu quả cao nhất”, ông Nguyễn Hoàng Phước chia sẻ.

Hỗ trợ những diện tích chuyển đổi sang trồng mía

Theo ông Trần Quang Kiên, Giám đốc Nhà máy đường An Khê, theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất nhà máy sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta. Trong niên vụ 2025 - 2026 và 2026 - 2027, nhà máy có chính sách ưu đãi cho những diện tích chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng mía. Cụ thể, những diện tích đang trồng keo, bạch đàn, cây công nghiệp dài ngày, đất khai hoang chuyển sang trồng mía sẽ được nhà máy hỗ trợ 3 triệu đồng/hecta, những diện tích đang trồng mì (sắn) chuyển sang trồng mía được hỗ trợ 1 triệu đồng/hecta.

Cũng theo ông Kiên, giá mía nguyên liệu nhà máy thu mua trong các niên vụ 2025 - 2026, 2026 - 2027, 2027 - 2028 sẽ được bảo hiểm với mức 1 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường (CCS) tại ruộng.

Để quản lý chặt chẽ xe vận chuyển mía, Nhà máy đường An Khê sẽ thực hiện đầu tư gắn thiết bị giám sát hành trình vận chuyển cho mỗi xe đăng ký chở mía. Ảnh: V.Đ.T.

Để quản lý chặt chẽ xe vận chuyển mía, Nhà máy đường An Khê sẽ thực hiện đầu tư gắn thiết bị giám sát hành trình vận chuyển cho mỗi xe đăng ký chở mía. Ảnh: V.Đ.T.

“Khi triển khai các vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, nhà máy sẽ ban hành giá thu mua mía chính thức và không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía 1 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường tại ruộng. Ngoài ra, chúng tôi còn có chính sách hỗ trợ vận chuyển mía từ ruộng đến nhà máy, tùy theo khoảng cách”, ông Kiên cho hay.

Cũng theo ông Kiên, Nhà máy đường An Khê sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo trên địa bàn các xã có vùng mía nguyên liệu cũng như các vùng đất mới có tiềm năng phát triển cây mía để tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới của Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi và quy trình kỹ thuật thâm canh mía giúp người sản xuất, kinh doanh mía nắm bắt, thực hiện hiệu quả.

Nhà máy đường An Khê khuyến cáo nông dân cải tạo, bồi bổ sức khỏe đất bằng cách bón bã bùn, vôi nông nghiệp để nâng cao độ pH và hàm lượng hữu cơ trong đất, phối hợp với các đơn vị tiếp tục khảo nghiệm giống mới, phục tráng, lưu trữ nguồn giống tốt để dự phòng nguồn giống thay thế. Tiếp tục phối hợp với các đối tác, công ty phân bón nghiên cứu dinh dưỡng đất, khảo nghiệm phân bón, thuốc BVTV để tăng hiệu quả sản xuất mía.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Nguy cơ lây lan dịch tả lợn Châu Phi rất cao

Tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện một ổ dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 4/7 và đến nay cơ bản đã kiểm soát tuy nhiên nguy cơ lây lan vẫn rình rập.

Một xã trồng 40 hecta hoa thiên lý, tạo việc làm cho hơn 200 lao động

THANH HÓA Hoa thiên lý đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở xã Công Chính (Thanh Hóa). Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang trồng thiên lý.

Thiếu sổ đỏ, thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt

LÀO CAI Tuyên truyền, vận động bằng lời chưa đủ sức nặng, doanh nghiệp sẽ chứng minh bằng hiệu quả kinh tế để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất