| Hotline: 0983.970.780

Dịch chiết xuất từ thực vật phòng trừ hiệu quả tuyến trùng hại lúa

Thứ Năm 24/07/2025 , 18:54 (GMT+7)

AN GIANG Dịch chiết xuất từ thực vật như lá sầu đâu, cây thuốc cá, tỏi kết hợp với than sinh học đã chứng minh hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng hại lúa.

Mối đe dọa âm thầm từ đất

Trên cánh đồng rộng hàng trăm hecta chuyên canh tác lúa 3 vụ/năm của Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Hòa (xã Thạnh Lộc, tỉnh An Giang), đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tuyến trùng ký sinh trên cây lúa giúp tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng và năng suất” đã được các nhà khoa học Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ thực hiện. Vụ lúa hè thu 2025 là vụ đầu tiên áp dụng thí nghiệm khoa học và bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt trong phòng trừ tuyến trùng hại lúa. 

Tuyến trùng ký sinh và gây ra hiện tượng bướu rễ lúa, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, cây lúa kém pháp triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất khi thu hoạch. Ảnh: Trung Chánh.

Tuyến trùng ký sinh và gây ra hiện tượng bướu rễ lúa, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, cây lúa kém pháp triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất khi thu hoạch. Ảnh: Trung Chánh.

Trưởng nhóm nghiên cứu - TS Nguyễn Văn Sinh (Giảng viên Khoa Khoa học đất, Trường Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ) cho biết: Trong số hàng chục ngàn loài tuyến trùng được phát hiện, một số là "bạn tốt" giúp cải thiện hệ sinh thái đất, nhưng phần lớn lại là "kẻ thù truyền kiếp” của cây trồng - những kẻ chuyên sống ký sinh và hút dưỡng chất từ rễ.

Cây lúa bị tuyến trùng gây hại sẽ giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, còi cọc, đẻ nhánh kém, vàng lá, dẫn đến hiện tượng lép trắng và giảm năng suất nghiêm trọng.

Tuyến trùng là sinh vật nhỏ bé nhưng cực kỳ nguy hiểm, đang trở thành một trong những tác nhân gây hại đáng lo ngại trên cây lúa tại ĐBSCL. Trong điều kiện sản xuất thâm canh 3 vụ lúa/năm, đất không được cày ải, phơi khô, tuyến trùng dễ dàng phát sinh và gây thiệt hại lớn đến năng suất, chất lượng hạt gạo.

TS Nguyễn Văn Sinh giải thích: Tuyến trùng gây hại cho lúa bằng cách dùng kim ở miệng chích vào rễ, xâm nhập vào mô thực vật và nội ký sinh gây ra bướu rễ hoặc chúng cũng có thể di chuyển giữa các mô. Cũng có trường hợp tuyến trùng bán nội ký sinh nửa trong nửa ngoài ở rễ lúa hoặc ngoại ký sinh hoàn toàn, chúng chỉ chích vào rễ lúa để hút chất dinh dưỡng. Khi rễ lúa bị vết thương do tuyến trùng chích hút, đó sẽ là cửa ngõ cho các đối tượng gây hại khác xâm nhập, làm cây suy yếu nhanh hơn.

Biện pháp sinh học quản lý tuyến trùng

Do tuyến trùng sống trong đất và ký sinh trong rễ lúa nên việc tìm và tiêu diệt chúng rất khó khăn và tốn kém, kể cả biện pháp mạnh bằng hóa học cũng tỏ ra kém hiệu quả. Vì vậy, hướng nghiên cứu của các nhà khoa học là sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và ưu tiên các biện pháp sinh học.

TS Nguyễn Văn Sinh (đứng giữa) giải thích cho nông dân về cách tuyến trùng ký sinh, gây hại lúa và áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ tuyến trùng trên ruộng lúa. Ảnh: Trung Chánh.

TS Nguyễn Văn Sinh (đứng giữa) giải thích cho nông dân về cách tuyến trùng ký sinh, gây hại lúa và áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ tuyến trùng trên ruộng lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Đầu tiên là sử dụng than sinh học (biochar) và phân hữu cơ để cải tạo tính lý, hóa của đất. Cộng sự nhóm nghiên cứu - TS Nguyễn Thị Kim Phượng (Giảng viên Khoa Khoa học đất, Trường Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ) cho biết, khi được bón lót vào đất (đầu vụ), than sinh học có tác dụng cải tạo đất phèn hoặc đẩy nhanh quá trình rửa mặn. Than sinh học còn hấp thu phân bón để cây lúa sử dụng dần, hạn chế thất thoát do bị rửa trôi và bay hơi. Than sinh học cũng là bể chứa khí thải trong quá trình sản xuất lúa, giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Khi gieo sạ, sử dụng giống lúa có khả năng chống chịu, kháng tuyến trùng. Một số giống lúa được đề xuất như Đài Thơm 8, OM18… Quá trình canh tác, cần áp dụng biện pháp quản lý nước trong ruộng lúa khoa học, điều này có thể ức chế sự xâm nhiễm của tuyến trùng vào bộ rễ lúa.

Theo TS Nguyễn Văn Sinh, trong thí nghiệm phòng trừ tuyến trùng gây hại lúa, nhóm đặc biệt quan tâm đến biện pháp sinh học, đó là sử dụng dịch chiết xuất từ thực vật như lá sầu đâu, dây thuốc cá, tỏi… để kiểm soát tuyến trùng. Cuối cùng là áp dụng biện pháp luân canh lúa - rau màu hoặc trồng cúc vạn thọ, cỏ lục lạc sợi, đây là những cây trồng “đồng minh” có khả năng ức chế tuyến trùng rất tốt. Nếu có thể được thì giãn vụ, tiến hành cày ải, phơi khô đất để tiêu diệt tuyến trùng trong đất.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Nguy cơ lây lan dịch tả lợn Châu Phi rất cao

Tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện một ổ dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 4/7 và đến nay cơ bản đã kiểm soát tuy nhiên nguy cơ lây lan vẫn rình rập.

Hỗ trợ hàng trăm ngàn cây giống cho đồng bào Xơ Đăng

QUẢNG NGÃI UBND xã Tu Mơ Rông (tỉnh Quảng Ngãi) đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ hàng trăm ngàn cây giống cà phê, thông để người dân phát triển sản xuất.

Thiếu sổ đỏ, thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt

LÀO CAI Tuyên truyền, vận động bằng lời chưa đủ sức nặng, doanh nghiệp sẽ chứng minh bằng hiệu quả kinh tế để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất