| Hotline: 0983.970.780

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Thứ Năm 08/05/2025 , 08:20 (GMT+7)

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Mỗi năm, khu vực ĐBSCL sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa, quá trình xay xát sẽ thải ra khoảng 5 triệu tấn vỏ trấu. Hiện chỉ mới có một lượng nhỏ vỏ trấu được sử dụng làm chất đốt, ép củi trấu, còn lại bị bỏ phí, gây ô nhiễm môi trường. Nếu được thu gom, xử lý thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu rất dồi dào để tạo ra than sinh học (Biochar) phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ.

Mỗi năm ĐBSCL thải ra khoảng 5 triệu tấn vỏ trấu, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Mỗi năm ĐBSCL thải ra khoảng 5 triệu tấn vỏ trấu, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, một trong những công nghệ khá mới hiện nay là sản xuất phân hữu cơ sinh học có hoạt lực cao từ than sinh học (Biochar). Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu có thể lựa chọn phù hợp cho sản xuất than sinh học như bã mía sau ép nước, vỏ trấu, mụn xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ tạp, lá cao su, vỏ cà phê… Đây là những vật liệu giàu hữu cơ, lại có sản lượng khá lớn và ổn định theo mùa vụ hàng năm.

Riêng đối với khu vực ĐBSCL, vỏ trấu và mụn xơ dừa rất dồi dào và có quanh năm. Nếu sử dụng các nguồn nguyên liệu này làm than sinh học thì vừa khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm rẻ tiền, có chất lượng, lại vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính do quá trình đốt các loại phụ phẩm này.

Than sinh học được mệnh danh là “vàng đen” vì những tác dụng quý báu của nó đối với nông nghiệp và môi trường. Than sinh học có hàm lượng carbon cao và đặc tính xốp, các lỗ rỗng của chúng giúp giữ nước, tiết kiệm được từ 18 - 25% lượng nước tưới cho cây trồng, cung cấp nơi trú ngụ cho các vi khuẩn, vi sinh vật có lợi sinh sôi, phát triển, ngăn chặn các mầm bệnh trong đất lên đến 40%. Than sinh học được dùng để chôn dưới đất, sau phân hủy sẽ cho ra một loại phân bón hữu cơ, đây là loại phân bón tốt và thân thiện với môi trường.

Thành phẩm than sinh học Biochar đốt từ vỏ trấu. Ảnh: Trung Chánh.

Thành phẩm than sinh học Biochar đốt từ vỏ trấu. Ảnh: Trung Chánh.

Lợi dụng các đặc tính có lợi trên của than sinh học, người ta đã tiến hành sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp và bổ sung thêm dinh dưỡng khoáng để tạo thành dạng phân bón mới có hiệu quả sử dụng cao và thân thiện với môi trường.

Sử dụng than sinh học trong nông nghiệp giúp tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho đất, cung cấp các nguyên tố có lợi cho quá trình phát triển và trưởng thành của cây trồng, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

Than sinh học khi được chế biến thành những chủng loại phân bón mới sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm do lạm dụng phân hóa học, vừa cải thiện dinh dưỡng của đất nông nghiệp.

Than sinh học có thể sử dụng trực tiếp bón vào đất, sử dụng trực tiếp như một loại giá thể trồng rau, hoa kiểng hoặc phối trộn để sản xuất các chủng loại phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng và hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP, nông nghiệp hữu cơ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một lượng nhỏ than sinh học bón vào đất cũng tăng một cách đáng kể lượng cation kiềm trong đất, kể cả lượng đạm tổng số và lân dễ tiêu cũng tăng hơn so với đối chứng. Ngoài ra, than sinh học còn là kho dự trữ carbon trong đất, không cho phát thải ra môi trường gây hiệu ứng khí nhà kính.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 2] ‘Vựa’ cá đặc sản

Thủy điện Tuyên Quang không chỉ mang nguồn điện lớn cho đất nước, mà còn tạo nên những lòng hồ mênh mông, vựa cá tôm trù phú của xứ này.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất