| Hotline: 0983.970.780

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

Thứ Bảy 19/07/2025 , 13:57 (GMT+7)

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Mô hình ruộng thí nghiệm các biện phán phòng trừ tuyến trùng ký sinh trên cây lúa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình ruộng thí nghiệm các biện phán phòng trừ tuyến trùng ký sinh trên cây lúa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Trường Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả biện pháp phòng trừ tuyến trùng ký sinh trên cây lúa tại ĐBSCL. Trước khi tiến hành hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình ruộng thí nghiệm được thực hiện trên lúa hè thu 2025 tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Hòa, xã Thạnh Lộc, tỉnh An Giang.

TS Nguyễn Văn Sinh, giảng viên Khoa Khoa học đất, Trường Nông nghiệp - Đại học Cần Thơ cho biết, tuyến trùng có rất nhiều loài, chúng là sinh vật nhỏ bé nhưng cực kỳ nguy hiểm, đang trở thành một trong những tác nhân gây hại đáng lo ngại trên cây lúa tại khu vực ĐBSCL. Trong điều kiện sản xuất thâm canh 3 vụ lúa/năm, đất bạc màu và không được cày ải, phơi khô, tuyến trùng dễ dàng phát sinh và gây thiệt hại lớn đến năng suất, chất lượng hạt gạo.

TS Nguyễn Văn Sinh (bìa trái) trao đổi với nông dân về cách tuyến trùng gây hại cho lúa và áp dụng các biện pháp phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

TS Nguyễn Văn Sinh (bìa trái) trao đổi với nông dân về cách tuyến trùng gây hại cho lúa và áp dụng các biện pháp phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

Tuyến trùng gây hại cho lúa bằng cách dùng kim ở miệng chích vào rễ, xâm nhập vào mô thực vật và nội ký sinh gây ra bướu rễ hoặc chúng cũng có thể di chuyển giữa các mô.

Cũng có trường hợp tuyến trùng bán nội ký sinh nửa trong nửa ngoài ở rễ lúa hoặc ngoại ký sinh hoàn toàn, chúng chỉ chích vào rễ lúa để hút chất dinh dưỡng, gây ra vết thương tạo điều kiện cho các đối tượng gây hại khác xâm nhập. Cây lúa bị tuyến trùng gây hại sẽ giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, còi cọc, đẻ nhánh kém, vàng lá, giảm năng suất.

Theo TS Nguyễn Văn Sinh, kết quả thí nghiệm có thể phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa bằng các biện pháp tổng hợp sau: Sử dụng giống lúa có khả năng kháng tuyến trùng. Quản lý nước trong ruộng lúa, giữ nước trong ruộng thường xuyên, điều này có thể ức chế sự xâm nhiễm của tuyến trùng. Áp dụng biện pháp sinh học như dùng than sinh học (Biochar) bón lót đầu vụ, sử dụng các dịch chiết suất từ lá sầu đâu, dây thuốc cá hoặc nấm đối kháng để kiểm soát tuyến trùng trong đất. Luân canh lúa – rau màu để hạn chế nguồn tuyến trùng lưu tồn hoặc cày ải, phơi khô đất để tiêu diệt tuyến trùng trong đất.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Ô nhiễm nước mặt đe dọa vùng nuôi cá lóc trọng điểm

VĨNH LONG Giá cá lóc dù tăng cao nhưng người nuôi vẫn đối mặt nguy cơ mất trắng do dịch bệnh, từ nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam: Nâng tầm sản phẩm thủy sản

Lần đầu tiên sản xuất thành công sợi Kataifi tại Việt Nam giúp doanh nghiệp chủ động nguyên liệu, giảm phụ thuộc nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thủy sản.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất