| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần

Thứ Sáu 25/07/2025 , 14:12 (GMT+7)

TP.HCM Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, Công ty Phước Hải đạt năng suất ấn tượng 80 tấn/ha/vụ, gấp 16 lần so với phương pháp nuôi truyền thống (5 tấn/ha/vụ).

Công ty Cổ phần Thủy sản Phước Hải (xã Phước Hải, TP.HCM) là một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn nước vào nuôi trồng thủy sản. Với diện tích 5ha, công ty đã triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, sử dụng công nghệ sinh học và hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐQT Công ty chia sẻ, với vốn đầu tư 102 tỷ đồng, công ty đã nhập các thiết bị và công nghệ hiện đại từ Mỹ, đồng thời hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học vào nuôi tôm theo quy trình khép kín, tuần hoàn không sử dụng kháng sinh.

Tái sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo được chất lượng nguồn nước trong suốt vụ nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Tái sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo được chất lượng nguồn nước trong suốt vụ nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Hệ thống ao nuôi được trang bị thiết bị cung cấp oxy đáy và đo môi trường tự động. Nước được xử lý hóa chất qua hệ thống lắng để loại bỏ chất hữu cơ lơ lửng và kim loại nặng, sau đó được diệt khuẩn hoàn toàn trước khi đưa vào ao nuôi. Nước thải từ các ao nuôi được tuần hoàn qua hệ thống ao lắng và hồ lọc, đảm bảo tái sử dụng hiệu quả.

Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, Công ty Phước Hải đạt năng suất ấn tượng 80 tấn/ha/vụ, gấp 16 lần so với phương pháp nuôi truyền thống (5 tấn/ha/vụ). Với 3 vụ nuôi mỗi năm, công ty ghi nhận doanh thu từ 20-30 tỷ đồng/năm. Sản phẩm tôm sạch của công ty đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, được xuất khẩu sang các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Năm 2016, Công ty Phước Hải vinh dự nhận chứng chỉ nuôi trồng bền vững ASC (Aquaculture Stewardship Council) từ Hội đồng Quản lý nuôi trồng Thủy sản Thế giới và chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices) từ Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu.

Theo ông Lộc, các chứng nhận này không chỉ tập trung vào kỹ thuật nuôi trồng mà còn bao gồm các yếu tố như an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, áp dụng cho toàn bộ chuỗi sản xuất từ trang trại nuôi, nhà máy chế biến đến trại sản xuất giống và nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Tương tự, HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (tại phường Long Hương, TP.HCM), đã đầu tư 5 tỷ đồng vào năm 2019 để chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm siêu thâm canh bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn khép kín trong nhà màng (RAS - Recirculating Aquaculture System). Với diện tích 100ha, HTX áp dụng công nghệ xử lý nước tương tự như Công ty Phước Hải, bao gồm các bước loại bỏ chất hữu cơ, kim loại nặng và diệt khuẩn trước khi tái sử dụng nước trong ao nuôi.

Ông Nguyễn Kim Chuyên, Giám đốc HTX, cho biết công nghệ cao giúp kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi, yếu tố then chốt trong nuôi tôm. Nhờ đó, HTX đã tăng từ 1 vụ tôm/năm (theo phương pháp ao đất truyền thống) lên 3 vụ/năm, với năng suất 25-30 tấn/ha/vụ, mang lại doanh thu 15-18 tỷ đồng mỗi năm.

“Mô hình này không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động từ nước thải và chất thải ra môi trường xung quanh”, ông Chuyên cho hay.

HTX Nông nghiệp Quyết Thắng là mô hình ứng dụng tuần hoàn nước tiêu biểu trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP.HCM (mới). Nhờ đó, HTX kiểm soát dịch bệnh trên tôm khá tốt và góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Lê Bình.

HTX Nông nghiệp Quyết Thắng là mô hình ứng dụng tuần hoàn nước tiêu biểu trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP.HCM (mới). Nhờ đó, HTX kiểm soát dịch bệnh trên tôm khá tốt và góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Lê Bình.

Đầu năm 2025, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũ (nay là TP.HCM) đã ban hành Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030. Đề án xác định kinh tế tuần hoàn là định hướng quan trọng, giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm và thúc đẩy một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm, phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn. Giảm tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực từ 0,5-1%/năm.

Theo đó, trong lĩnh vực thủy sản, 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng. Việc áp dụng công nghệ kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, HTX doanh nghiệp giúp tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng nông sản nói chung.

Việc áp dụng công nghệ tuần hoàn nước trong nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM đã chứng minh hiệu quả vượt trội về kinh tế, xã hội và môi trường. Những thành tựu này không chỉ nâng cao giá trị gia tăng của ngành thủy sản mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Với sự hỗ trợ từ các chính sách và kế hoạch của địa phương, kinh tế tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển, mang lại lợi ích lâu dài cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Xem thêm
Chủ động nhiều phương án bảo vệ đàn vật nuôi trước mùa mưa bão

Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất