| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Cần Thơ chuyển mình sang hướng sinh thái

Thứ Sáu 25/07/2025 , 15:02 (GMT+7)

Sau sáp nhập, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật TP Cần Thơ đang tập trung các giải pháp thúc đẩy sản xuất theo hướng sinh thái, chú trọng các giải pháp sinh học.

Dịch hại cây trồng ngày càng áp lực

Sau khi sáp nhập 3 địa phương Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang thành TP Cần Thơ (mới), việc tổ chức, điều hành sản xuất nông nghiệp được đặt ra với những yêu cầu cao hơn, nhất là trong bối cảnh sâu bệnh diễn biến phức tạp và chịu tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu. Trong điều kiện khó khăn này, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật TP Cần Thơ đóng vai trò then chốt nhằm giữ vững năng suất, ổn định sản xuất và bảo vệ môi trường.

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ phối hợp cùng địa phương kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý sâu bệnh và ứng phó với thời tiết bất thường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ phối hợp cùng địa phương kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý sâu bệnh và ứng phó với thời tiết bất thường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

6 tháng đầu năm 2025, TP Cần Thơ gieo trồng 681.435 ha lúa, đạt gần 98% kế hoạch. Tuy sản lượng đạt hơn 3 triệu tấn nhưng vẫn đối diện không ít khó khăn do triều cường, mặn xâm nhập cục bộ, sâu bệnh xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Riêng cây lúa có đến hơn 56.000 ha bị nhiễm sinh vật gây hại, dù giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu không theo dõi, xử lý kịp thời.

Cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng rõ rệt với hơn 8.700 ha nhiễm dịch hại. Các loại sâu bệnh hại như đục quả, rệp sáp, nứt thân xì mủ… tiếp tục gây áp lực lên vườn cây có múi, xoài, sầu riêng, dừa, mít. Đặc biệt, các yếu tố thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu đang khiến chu kỳ phát triển của sinh vật hại thay đổi, khó dự báo.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ cho biết, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật TP Cần Thơ xác định rõ vai trò trung tâm trong giám sát, dự báo và phòng chống dịch hại. Chi cục đã ban hành hàng chục văn bản cảnh báo định kỳ, chủ động triển khai các kế hoạch phòng chống sâu bệnh, chuột hại mùa màng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phối hợp cùng các địa phương bám sát đồng ruộng để hướng dẫn nông dân xử lý kịp thời.

Nông dân xã Trường Thành, TP Cần Thơ theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng của lúa, áp dụng mô hình '1 phải 5 giảm' giúp giảm chi phí sản xuất và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân xã Trường Thành, TP Cần Thơ theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng của lúa, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm” giúp giảm chi phí sản xuất và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Song song đó, các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, IPHM (quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp) cũng được thực hiện quyết liệt. Đến giữa năm 2025, toàn Thành phố đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hơn 1.100 ha với hơn 700 ha là cây hàng năm, góp phần thích ứng với điều kiện bất lợi và khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai.

Nông dân thay đổi tư duy, sản xuất theo hướng sinh thái

Trong khi ngành chuyên môn nỗ lực tăng cường giám sát và hướng dẫn kỹ thuật, nông dân cũng đang dần thay đổi tập quán canh tác theo hướng tiết kiệm và an toàn.

Ông Nguyễn Văn Trọng, nông dân trồng 2,7 ha lúa tại xã Trường Xuân, TP Cần Thơ chia sẻ: “Trước đây tôi thường bón phân và xịt thuốc theo thói quen. Nay được cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố cùng cán bộ nông nghiệp xã hỗ trợ bản tin thời tiết nông vụ qua zalo, tôi biết cách chọn giống, giảm phân, giảm thuốc, cây lúa phát triển đều, ít sâu bệnh, qua đó chi phí giảm và năng suất vẫn ổn định, bán được giá cao hơn nhờ sản xuất an toàn”.

Không riêng cây lúa, các mô hình cây ăn trái cũng chuyển mình mạnh mẽ. Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc HTX Cây ăn trái Trường Khương A ở xã Trường Long, TP Cần Thơ cho biết: HTX đang áp dụng mô hình sản xuất VietGAP và hữu cơ trên cây vú sữa, sầu riêng. Nhờ áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), nông dân dùng chế phẩm sinh học thay cho thuốc hóa học, vườn cây ít bị sâu bệnh hại, trái đạt chất lượng tốt, giá bán tăng 15 – 20% so với trước, khách hàng trong nước và xuất khẩu đều ưa chuộng.

Thành viên HTX Trường Khương A (xã Trường Long, TP Cần Thơ) chăm sóc vườn sầu riêng theo hướng hữu cơ, ứng dụng IPM giúp trái đạt chất lượng cao, phù hợp xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thành viên HTX Trường Khương A (xã Trường Long, TP Cần Thơ) chăm sóc vườn sầu riêng theo hướng hữu cơ, ứng dụng IPM giúp trái đạt chất lượng cao, phù hợp xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, hiện Thành phố có hơn 571 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 9.300 ha, tạo nền tảng quan trọng để nông sản tiếp cận thị trường xuất khẩu. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố cũng đang phối hợp xây dựng hệ thống cảnh báo sâu bệnh qua bản tin nông vụ, giúp hơn 300.000 lượt người dân kịp thời nắm bắt thông tin, điều chỉnh kỹ thuật canh tác phù hợp.

Các mô hình như thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, trạm bẫy đèn dự báo rầy nâu hay mã số cơ sở đóng gói cũng được tích cực triển khai nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tuy nhiên theo bà Minh Hiếu, hoạt động của hệ thống ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật Thành phố vẫn còn nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy sau sáp nhập, đặc biệt là việc chưa phân cấp rõ nhiệm vụ các trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật. Hiện Chi cục đang đề xuất tinh gọn từ 25 xuống còn 18 trạm khu vực, mỗi trạm phụ trách 5 – 8 xã nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và quản lý sản xuất.

Từ nay đến cuối năm 2025, TP Cần Thơ sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp kiểm soát dịch hại, hỗ trợ sản xuất xanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong quản lý cây trồng. Trong đó, trọng tâm là thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp, phát triển cây ăn trái theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và mở rộng vùng canh tác hữu cơ.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất