| Hotline: 0983.970.780

Lạc mất mùa, nông dân không có lãi

Thứ Năm 07/07/2022 , 18:23 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Lạc mất mùa, chi phí vật tư tăng cao, trong khi giá lạc lại khá thấp nên vụ lạc xuân năm nay nông dân tại Tuyên Quang gần như không có lãi.

Vụ lạc xuân năm 2022, toàn tỉnh Tuyên Quang gieo trồng hơn 3.300 ha. Giống lạc L14 vẫn là giống chủ lực, chiếm 86,8% diện tích, giống lạc sen chiếm 9,2%, còn lại là các giống lạc LVT, lạc địa phương. Cây lạc được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Bình với hơn 1.400 ha, huyện Chiêm Hoá với gần 1.000 ha

Lạc mất mùa, giá thấp khiến nhiều hộ trồng lạc ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Lạc mất mùa, giá thấp khiến nhiều hộ trồng lạc ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Trần Hải Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang cho biết, năng suất lạc năm nay thấp hơn so với năm ngoái là do giai đoạn đầu vụ gặp thời tiết bất lợi, mưa nhiều. Bởi vậy, một số diện tích lạc đã bị ảnh hưởng đến năng suất, đặc biệt tại một số xã tại huyện Lâm Bình và huyện Chiêm Hoá. Với những diện tích bị ngập úng chết, người dân chủ động trồng lại kịp thời thì về cơ bản không ảnh hưởng đến năng suất, nhưng với những diện tích mật độ chết ít, người dân giữ lại thì năng suất đạt thấp, tỷ lệ củ bị thối cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.

Theo tính toán của ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, năng suất lạc vụ xuân năm nay của tỉnh đạt 29,6 tạ/ha, trong khi đó năm ngoái đạt 30 tạ/ha. Năng suất giảm cũng ảnh hưởng đến tổng sản lượng, vụ xuân năm nay, tổng sản lượng lạc toàn tỉnh đạt 9.960 tấn, giảm gần 300 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Với 1.400 ha, huyện Lâm Bình được coi là vùng lạc trọng tâm của tỉnh Tuyên Quang. Vụ lạc xuân năm nay, huyện chủ yếu trồng giống lạc L14 và giống lạc đỏ bản địa. Ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lâm Bình cho biết, năm nay lạc mất mùa so với những vụ trước. Nguyên nhân do đầu vụ gặp rét đậm rét hại, đến cuối vụ lại gặp mưa nhiều khiến củ úng nước không già được nên tỷ lệ chắc hạt đạt thấp, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Tương tự như huyện Lâm Bình, tại các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, cũng ghi nhận năng suất lạc xuân giảm 20 kg/sào so với cùng kỳ năm 2021. 

Lạc mất mùa, song song với đó là giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê nhân công tăng cao khiến chi phí sản xuất tăng mạnh, trong khi đó giá thu mua lạc tại nhiều địa phương khá thấp. Hiện nay, củ lạc tươi được nông dân bán ra chỉ từ 9.000 đến 10.000 đồng/kg, so với cùng thời điểm này năm ngoái từ 11.000 đến 12.000 đồng/kg.

Nâng cao năng suất, chất lượng cây lạc, tỉnh Tuyên Quang đã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống mới. Tuy nhiên, năm nay thời tiết bất thợi khiến năng suất lạc xuân ở Tuyên Quang đạt thấp. Ảnh: Đào Thanh.

Nâng cao năng suất, chất lượng cây lạc, tỉnh Tuyên Quang đã đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống mới. Tuy nhiên, năm nay thời tiết bất thợi khiến năng suất lạc xuân ở Tuyên Quang đạt thấp. Ảnh: Đào Thanh.

Theo các thương lái thu mua lạc, nguyên nhân khiến giá lạc củ tươi năm nay thấp là do các thủ tục thông quan xuất khẩu lạc qua thị trường Trung Quốc gặp khó khăn. Bởi vậy, lạc chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa nên sức mua không cao. Một nguyên nhân khác khiến giá lạc củ được thu mua thấp là do năm nay thời tiết bất lợi, củ lạc cho mẫu mã xấu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thu mua.

Vụ lạc xuân năm nay, gia đình bà Đặng Thị Dự, thôn Nà Vài, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình trồng hơn 2.000 m2. Sau 4 tháng chăm sóc, vườn lạc của gia đình bà cho thu hoạch 1,4 tấn củ. Trên cùng diện tích này, vụ lạc năm ngoái bà Dự thu 1,8 tấn. Ngay đến thân cây dùng để làm thức ăn khô dự trữ phục vụ chăn nuôi gia súc cũng kém hơn so với các vụ trước.

Bà Dự cho biết, với giá bán lạc củ tươi được thương lái thu mua từ 9.000 đến 10.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng lạc gần như không có lãi. Bởi năm nay các chi phí đầu tư sản xuất như giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuê nhân công lao động đều tăng cao so với những vụ trước.

Cùng với cây cam, cây keo, cây mía, cây chè…, cây lạc là một trong những nhóm cây trồng hàng hoá chủ lực của tỉnh Tuyên Quang. Việc năng suất, sản lượng cũng như giá thu mua lạc củ xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của nông dân tại các địa phương của tỉnh Tuyên Quang.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.