| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo mô hình lúa bệ

Thứ Sáu 04/10/2024 , 07:34 (GMT+7)

KIÊN GIANG Lúa bệ là cách gọi quen thuộc của nông dân huyện Gò Quao (Kiên Giang). Lúa được trồng trên bờ liếp xen khóm (dứa).

Do việc trồng khóm thu nhập chưa cao, nông dân đã tìm cách để không bỏ phí nguồn nước, đất từ các mương liếp.

Mô hình lúa bệ ở xã Vĩnh Phước A (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Việc trồng lúa trên bờ liếp giúp giữ đất, hạn chế xói mòn.

Chị Nguyễn Thị Kính, nông dân ấp Phước Lợi (xã Vĩnh Phước A) đang tất bật chăm sóc những ruộng lúa bệ cho biết, đây là mô hình canh tác độc đáo, kết hợp trồng khóm và trồng lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Chị Nguyễn Thị Kính bên mô hình lúa bệ ở xã Vĩnh Phước A. Ảnh: Như Băng.

Chị Nguyễn Thị Kính bên mô hình lúa bệ ở xã Vĩnh Phước A. Ảnh: Như Băng.

Gia đình chị Kính có gần 2ha khóm làm mô hình lúa bệ. Khóm hiện được thương lái thu mua với giá 15.000 đồng/trái, lúa được 8.000 đồng/kg.

Với kinh nghiệm nhiều năm canh tác kết hợp lúa bệ, chị Kính cho biết, lúa bệ là giải pháp tối ưu để tận dụng tối đa diện tích đất, vừa có lúa ăn, lại trồng được khóm. Nhờ vậy, gia đình chị có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Để đạt được thành công như hôm nay, chị Kính và nhiều nông dân khác ở Vĩnh Phước A đã không ngừng học hỏi, tìm tòi những kỹ thuật canh tác mới, tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cùng nhau xây dựng cộng đồng sản xuất bền vững.

Lúa bệ là mô hình canh tác độc đáo, kết hợp trồng khóm và trồng lúa. Ảnh: Như Băng.

Lúa bệ là mô hình canh tác độc đáo, kết hợp trồng khóm và trồng lúa. Ảnh: Như Băng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước A cho biết, xã có hơn 8.000 nông dân và gần 1.000ha sản xuất khóm kết hợp lúa (lúa bệ). Lúa bệ đã được nhân rộng ở địa phương và mang lại hiệu quả tích cực. Địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Người nuôi bò tự tin nhờ được hỗ trợ theo chiều sâu

Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.

Kết quả từ chương trình quốc gia, tiền đề của chăn nuôi an toàn sinh học

Kết quả đạt được từ các kế hoạch quốc gia là tiền đề quan trọng để xây dựng ngành chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Làm gì để bảo vệ đàn cá khi mực nước lòng hồ xuống thấp?

Thiếu oxy, nhiều tạp chất là những hiện tượng có thể xuất hiện khi mực nước hồ nuôi xuống thấp, nguy cơ thiệt hại lớn cho người nuôi cá nếu không bảo vệ đúng cách.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất