| Hotline: 0983.970.780

Chiết cành cây ăn quả

Thứ Năm 21/04/2016 , 14:05 (GMT+7)

Để chọn được cành chiết tốt, người trồng phải nắm được đặc tính của cây mẹ (năng suất cao và ổn định nhiều năm), chất lượng tốt và không bị sâu bệnh.

Cành quá già hay non quá đều khó ra rễ. Nên chọn cành bánh tẻ ra từ năm trước, vươn dài ra ánh sáng, dài khoảng 1m, đường kính 1 - 1,5cm. Cành tốt nhất là cành ở lưng chừng tán cây mẹ.

Các cây có thể áp dụng biện pháp chiết cành là: Xoài, nhãn, ổi, bưởi, doi, hồng xiêm…

- Khoanh vỏ, bó bầu: Đây là một thao tác rất quan trọng, nếu thực hiện không đúng sẽ làm cho cành chiết bị chết vì vết khoanh quá dài hoặc sâu vào phần gỗ sẽ làm đứt các mạch dẫn ảnh hưởng đến việc dẫn nước và dinh dưỡng nuôi cành.

Nên chọn vị trí khoanh vỏ cách chạc cành 10 - 15cm. Độ dài phần khoanh vỏ từ 1,5 - 2 lần đường kính của cành (2 - 3cm). Bóc vỏ, bỏ hết lớp vỏ khoanh, cạo sạch nhớt phần gỗ của cành chiết để tránh liền da trở lại. Khi mặt gỗ đã khô mới bó bầu.

Sau khi khoanh vỏ xong có thể bó bầu ngay đối với các cây ít nhựa như cam, quýt hay để chừng 2 - 5 ngày phơi nắng cho ráo nhựa mới bó bầu với các cây nhiều nhựa như hồng xiêm, nhãn…

Vật liệu bó bầu gồm: Bùn ao, phân hoai mục và 30% rễ bèo tây hoặc rơm được trộn đều và tưới ẩm sao cho dùng tay nắm và bóp nhẹ thấy nước rỉ ra kẽ tay là vừa( độ ẩm 75 - 80%).

* Lưu ý: Nên dùng chất kích thích ra rễ như: NAA 1000mg/lit, Orgamin 1%, Atonic 0,1%… xử lý vào vết cắt (ở vỏ phía trên khoanh cắt). Dùng bút lông chấm thuốc bôi rồi để 10 - 15 phút sau thì bó bầu.

Bầu được bó thành hình bầu dục dài 10 - 12cm, đường kính bầu 6 -8cm. Phía ngoài bầu bọc bằng giấy ni lông đen để hạn chế rêu, tảo mọc, nước mưa không thấm và bầu khỏi bị xoay tròn. Buộc dây phía trên chặt, phía dưới lỏng để thoát nước tốt khi gặp mưa.

Trong 20 - 30 ngày đầu thường xuyên kiểm tra xem bầu có bị xoay hay kiến phá hại cắn rách ni lông thì phải bó bầu lại. Sau chiết từ 30 - 60 ngày, kiểm tra rễ đã mọc và chất lượng rễ tốt hay xấu qua màu sắc rễ.

- Cắt cành chiết và giâm: Khi rễ đã có màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì cắt cành chiết khỏi cây. Không nên giữ bầu lâu trên cây mẹ làm bầu mất sức vì thiếu dinh dưỡng và nước. Bóc lớp giấy bó bầu và đem giâm ở vườn ươm cho cành chiết phục hồi, sinh trưởng tốt đến khi trồng có bộ rễ khỏe, tán xanh tốt. Vườn ươm phải đạt tiêu chuẩn kín gió và thoáng mát.

Sau khi giâm xong cần phải tưới đủ ẩm bằng bình hoa sen, giữ ẩm thường xuyên cho đất. Nếu có điều kiện nên phun mù cho bộ lá cành chiết được ẩm.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.