| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

Thứ Tư 12/03/2025 , 08:09 (GMT+7)

Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Vụ đông xuân 2024 - 2025, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận triển khai mô hình trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.

Giảm mật độ gieo sạ giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí. Ảnh: KS.

Giảm mật độ gieo sạ giúp nông dân tiết kiệm nhiều chi phí. Ảnh: KS.

Theo ông Qua Thường Kiệt, Phó Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Lạc Trị (xã Phú Lạc), mô hình được thực hiện với 4 giống lúa gồm Hưng Long 555; NVP79; VN 121 và Đài Thơm 8, quy mô 3,2ha, 9 hộ tham gia.

Trước khi gieo sạ, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con chú trọng bón phân theo nguyên tắc “5 đúng, 1 cân đối”, đó là đúng loại đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách và bón cân đối, cũng như tập trung bón lót bằng phân hữu cơ và phân lân, bón thúc sớm để cây lúa đẻ nhánh sớm và đạt số nhánh hữu hiệu tối đa.

Mô hình cũng áp dụng sạ bằng bình phun, khuyến cáo lượng giống gieo sạ dưới 12kg/sào, giảm 50 - 60% lượng giống so với sản xuất thông thường.

“Lâu nay bà con trên địa bàn có thói quen sạ dày với mật độ từ 250 - 300kg/ha. Vì vậy khi vận động tham gia mô hình trình diễn, phải gieo với mật độ từ 100 - 120kg/ha thì đa số bà con không mặn mà và tự tin. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng thực hiện mô hình, bà con đều thấy đa đợi ích từ sạ thưa như tiết kiệm chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV nhờ lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Hơn nữa năng suất lúa vẫn ổn định và cao nên bà con thu lợi nhuận cao hơn so với sản xuất truyền thống lâu nay”, ông Kiệt chia sẻ.

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đang triển khai các mô hình sạ thưa, giúp bà con giảm chi phí đầu tư. Ảnh: KS.

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đang triển khai các mô hình sạ thưa, giúp bà con giảm chi phí đầu tư. Ảnh: KS.

Trước hiệu quả mang lại, theo ông Kiệt, hiện nhiều nông dân trên địa bàn đã đăng ký với Hợp tác xã để tham gia các mô hình sản xuất lúa áp dụng sạ thưa do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai trong thời gian tới.

Ông Ngô Thái Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận cho biết, hàng năm diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh gần 130.000ha. Tuy nhiên, hiện đa số bà con vẫn giữ thói quen sạ rất dày, mật độ trung bình 200 – 250kg/ha, thậm chí từ 300 – 350kg/ha. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư cao về giống, phân bón, thuốc BVTV, cây lúa dễ đổ ngã vào giai đoạn cuối vụ gây thất thoát sau thu hoạch… Do đó lợi nhuận từ sản xuất lúa của bà con thấp, bình quân chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha.

Trước thực trạng trên, thực hiện Kế hoạch số 4517 ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã và đang đẩy mạnh các mô hình sạ thưa từ 100 – 120kg/ha nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho bà con.

Theo ông Sơn, trong năm 2024, hệ thống khuyến nông tỉnh đã thực hiện mô hình với diện tích gần 240ha tại 5 huyện trọng điểm sản xuất lúa gồm Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh.

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ tiếp tục triển khai các mô hình giúp nông dân thay đổi thói quen sản xuất lúa, tăng lợi nhuận. Ảnh: KS.

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ tiếp tục triển khai các mô hình giúp nông dân thay đổi thói quen sản xuất lúa, tăng lợi nhuận. Ảnh: KS.

Kết quả cho thấy việc sạ thưa giúp cây lúa phát triển đều, thân khỏe, bộ rễ ăn sâu, giảm chi phí về phân bón, thuốc BVTV (10 – 20%), giảm đổ ngã vào cuối vụ (giảm hơn 70%), đặc biệt tiết kiệm chi phí giống cho 240ha là 550 triệu đồng.

Hơn nữa, dù sạ thưa nhưng năng suất tăng 5 - 8% và giá bán lúa cao hơn so với sản xuất truyền thống do hạt lúa to, mẩy, tỷ lệ thu hồi gạo cao hơn. Lợi nhuận người trồng lúa tăng 25 - 35%, tương ứng bình quân hơn khoảng 5 triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường.

Với những lợi ích trên, trong năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận tiếp tục tuyên truyền, tập huấn và nhân rộng các mô hình giảm mật độ gieo sạ. Từ đó phấn đấu đến cuối năm 2026, toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Hiện giá lúa vụ đông xuân tại Bình Thuận đang ở mức thấp (khoảng 6.000 đồng/kg). Hơn nữa, thương lái thu mua lúa cũng chậm hơn so với trước đây. Nếu bà con không thay đổi phương thức canh tác, vẫn giữ thói quen sạ dày, lạm dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV thì lợi nhuận sẽ rất thấp.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.