| Hotline: 0983.970.780

Tận diệt ong bầu

Thứ Ba 04/09/2012 , 10:39 (GMT+7)

Ong bầu là sinh vật có ích nhưng lại đang bị tận diệt để đem bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc...

Bà Quế thu gom ong đã phơi đủ nắng, đóng bao chuyển cho đầu nậu

Ong bầu là sinh vật có ích, góp phần giúp cây trồng thụ phấn, tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại mùa màng. Vậy mà nhiều người dân ở phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đổ xô săn bắt ong bầu để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc.

Chúng tôi tìm đến cơ sở thu mua ong Tuân Quế ở phường Đại Nài. Bước vào sân đúng lúc bà Quế, vợ ông Tuân đang xúc mẻ ong bầu đã được phơi khô vào bao, đưa lên bàn cân để gom cho đủ 1 yến chuyển hàng ra Hải Phòng.

Theo lời kể của ông Tuân, cách đây khoảng 1 tháng thông gia của gia đình đi cùng với 1 người lạ mặt quê Hải Phòng mang theo dụng cụ đánh bắt ong đến nhà ông chơi. Rồi họ đặt vấn đề thu mua ong với giá cao sau đó hướng dẫn cho ông cách thức chế biến mồi nhử. Dụng cụ bắt ong bao gồm: 1 chiếc bếp dầu, 1 tấm sắt tròn, 1 chiếc vợt lưới rộng và quan trọng nhất là gói mồi nhử có mùi thơm như phấn hoa.

“Sau khi có đầy đủ đồ nghề chúng tôi đưa toàn bộ dụng cụ ra ngoài đồng, trộn mồi nhử với ít đường rồi để vào tấm sắt, đun lên trên bếp dầu. Khói thơm từ mồi nhử hoà với đường sẽ lan theo chiều gió (trong phạm vi 5-10 km). Khi ong bầu ngửi thấy sẽ bay về khu vực đốt. Thế là người săn chỉ việc lấy vợt ra bắt. Ở Hà Tĩnh mới chỉ gia đình tôi thu mua ong, nhưng ở các tỉnh khác thì phong trào bắt ong, thu mua ong như thế này đã rộ lên từ lâu”, ông Tuân nói.

Về giá cả, ông Tuân cho biết, sau khi ong bầu được đánh bắt về phải bị làm chết rồi phơi nắng. Đủ 3 buổi nắng thì có thể bán được. Bình quân 1 kg ong bầu phơi khô có giá 1 triệu đồng (cao hơn ong tươi 500.000 đồng). Ông Tuân chưa dứt lời thì bà Quế nói chen vào: “Vẫn biết loài ong này là sinh vật có ích cho mùa màng, nhưng bỗng chốc nó có giá trị kinh tế nên người dân đi bắt để bán lấy tiền. Nhiều người ở các địa phương khác nghe tin cũng đã đến hỏi chúng tôi cách thức để về bắt ong”.

Được biết, vào mỗi buổi sáng trời nắng, hàng chục người dân ở phường Đại Nài lại mang dụng cụ ra đồng để săn bắt ong. “Loài ong này là sinh vật có ích, thế mà họ bắt được cả yến để bán là một điều bất thường. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại sự việc để xử lý”, ông Nguyễn Xuân Hương, Chủ tịch UBND phường Đại Nài nói.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.