| Hotline: 0983.970.780

Quy định mới nhất về thủ tục và nghĩa vụ tài chính khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở

Thứ Sáu 01/04/2022 , 16:09 (GMT+7)

(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Minh Khuê (Phúc Thọ - Hà Nội) hỏi: Do điều kiện gia đình đông con, thiếu chỗ ở, gia đình tôi muốn chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất ở để chia cho các con. Xin hỏi, thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào? Gia đình tôi phải nộp những loại tiền gì?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 57 Luật Dất đai 2013, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (hay còn gọi là đất thổ cư) thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND quận ( huyện) nơi có đất nông nghiệp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Người dân nên chủ động trực tiếp lên UBND (quận) huyện để hỏi rõ về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện mình, để xem địa phương mình đang có đất nông nghiệp có nằm trong diện quy hoạch không và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

chuyen-muc-dich-su-dung-dat.jpg
Ảnh minh họa

Thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp 1 bộ hồ sơ, gồm có: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Sau khi bạn nộp hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm: Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Các khoản tiền phải nộp

Người sử dụng đất khi được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Cụ thể, người sử dụng đất nộp bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 1/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở, người chuyển mục đích phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Lưu ý, giá đất tính thu tiền sử dụng đất sẽ là giá đất quy định tại Bảng giá đất khi ưu đãi về giá đất tính tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở.

Đặc biệt, người sử dụng đất sẽ được miễn hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở khi chuyển mục đích sử dụng sang làm nhà ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu do tách hộ đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Xem thêm
Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 3] Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Gia Lai Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn thiếu, nhiều cơ sở xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... đang là thực tế tại Gia Lai.

Tỏi Sanuki bén duyên rẻo cao Kỳ Sơn

Trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi, giống tỏi Sanuki chất lượng cao của Nhật Bản phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi dải đất cao.  

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Tạo sông trong ao giúp năng suất nuôi cá tăng gấp 4 - 6 lần

HẢI DƯƠNG Nuôi cá theo hình thức sông trong ao giúp người nuôi thuận lợi kiểm soát môi trường, dịch bệnh, giảm hệ số sử dụng thức ăn, gia tăng mật độ nuôi.

Công an Quảng Nam tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Công tác tuyên truyền nhằm giúp ngư dân nắm rõ các quy định pháp luật, hạn chế vi phạm khi khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn trong quá trình hành nghề.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất