| Hotline: 0983.970.780

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 22/07/2025 , 18:48 (GMT+7)

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận hơn 2.000 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy. Ảnh: Đào Thanh.

Tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận hơn 2.000 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy. Ảnh: Đào Thanh.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 7, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 21 hộ chăn nuôi ở 13 thôn thuộc các xã Trung Hà, Hùng Đức, Chiêm Hóa và Nà Hang. Tổng cộng 329 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, với khối lượng hơn 13 tấn.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu. Tính đến ngày 20/7, dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ra 215 hộ ở 111 thôn của 33 xã, tổng số lợn chết và buộc tiêu huỷ lên tới 2.064 con, với tổng khối lượng tiêu hủy vượt 117 tấn.

Trước nguy cơ lây lan trên diện rộng, ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó.

Ông Trịnh Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch theo đúng quy trình kỹ thuật.

Việc tiêu huỷ lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện nghiêm túc, đồng thời phun khử trùng toàn bộ khu vực có dịch bằng hóa chất và vôi bột để ngăn chặn virus lây lan.

Tại các xã có dịch tả lợn Châu Phi, lực lượng thú y phối hợp cùng chính quyền địa phương chủ động sử dụng vật tư, phương tiện tại chỗ, tổ chức tiêu độc, vệ sinh môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ và kinh doanh lợn, sản phẩm từ lợn. Tính đến nay, toàn tỉnh đã sử dụng 1.031 lít hóa chất và 18.352 kg vôi bột để xử lý chuồng trại và khu vực chăn nuôi có nguy cơ cao.

Thực tế tại thôn Kai Con, xã Hàm Yên cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh lây lan khá nhanh. Ông Lương Văn Sự, một hộ chăn nuôi tại đây cho biết, đàn lợn đang khỏe mạnh bất ngờ bỏ ăn, sốt cao, thân xuất hiện đốm đỏ rồi chết chỉ trong vài ngày.

Ngay khi phát hiện hiện tượng bất thường, ông đã báo cáo lên chính quyền xã và lực lượng chuyên môn. Kết quả xét nghiệm xác nhận lợn mắc virus dịch tả lợn Châu Phi. Không chỉ hộ ông Sự, nhiều gia đình trong thôn cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Nhờ được tuyên truyền, các hộ đã đồng thuận tiêu hủy toàn bộ đàn lợn nhiễm bệnh, không để dịch lan rộng.

Đến ngày 22/7, xã Hàm Yên ghi nhận hơn 20 hộ dân ở 5 thôn gồm Ba Trãng, Đồng Ca, Kai Con, Xa Hạc và thôn 3 Thuốc Hạ có lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và tổ công tác xã đang khẩn trương tiêu hủy lợn bệnh, đồng thời kiểm soát vận chuyển, giết mổ, phun khử trùng diện rộng.

Công tác tiêu hủy số lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi tại xã Linh Hồ, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Công tác tiêu hủy số lợn bị mắc dịch tả lợn Châu Phi tại xã Linh Hồ, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Tại khu vực tỉnh Hà Giang cũ, nhiều xã đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng vaccine, bước đầu đã triển khai tiêm cho 1.400 con lợn tại 7 xã, phường như Hà Giang 1, Hà Giang 2, Tùng Bá, Hùng An, Bằng Hành, Bắc Quang và Đồng Yên.

Song song với công tác phòng dịch, cơ quan chức năng cũng siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật ra vào vùng dịch. Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản khu vực IV đã phối hợp với UBND xã Hoàng Su Phì kiểm tra, phát hiện một trường hợp vận chuyển lợn có dấu hiệu nghi nhiễm. Kết quả xét nghiệm khẳng định 10 con lợn thịt mang virus dịch tả lợn Châu Phi, toàn bộ số lợn đã bị tiêu hủy theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo tại Công điện 109/CĐ-CP ngày 16/7/2025 của Chính phủ, UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các đơn vị tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch. Trọng tâm là xử lý triệt để các ổ dịch hiện có, không để tái phát, bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi, nghiêm cấm vận chuyển, bán chạy, vứt xác lợn chết ra môi trường. Người dân tuyệt đối không tái đàn khi ổ dịch chưa qua 21 ngày và chưa được kiểm soát hoàn toàn.

Các địa phương cũng đẩy mạnh truyền thông về tính chất nguy hiểm của bệnh, hướng dẫn người dân thực hiện tiêu độc, khử trùng định kỳ, nâng cao ý thức tự phòng dịch, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các xã tổng hợp thiệt hại, đề xuất hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch, khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định 131/2025/NĐ-CP.

Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có nguy cơ lan rộng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Sự chủ động của chính quyền cơ sở, cùng với ý thức hợp tác từ người chăn nuôi, sẽ là yếu tố quyết định để dập dịch thành công, bảo vệ an toàn cho ngành chăn nuôi địa phương.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất