| Hotline: 0983.970.780

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

Thứ Hai 21/07/2025 , 21:21 (GMT+7)

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Thời gian qua, Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh (xã Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã triển khai hiệu quả mô hình trồng ca cao theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất giống, thu mua trái, chế biến hạt đến tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Hiện nay, Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đang thu mua trái ca cao tươi với giá 17.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đang thu mua trái ca cao tươi với giá 17.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện Hợp tác xã đang thu mua trái ca cao tươi với giá 17.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, người trồng có thể thu lãi khoảng 10.000 đồng/kg. Trái ca cao được sơ chế thông qua quá trình lên men, sấy khô, tách hạt, sau đó bán cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu với giá dao động từ 220.000 - 230.000 đồng/kg. Với giá này, 4 công đất trồng xen 400 gốc ca cao trong vườn dừa của ông Trương Văn Quang (ấp Hồi Trinh, xã Hòa Bình) mỗi năm thu về trên 100 triệu đồng, chưa kể thu nhập từ dừa.

Mô hình này không chỉ tận dụng hiệu quả diện tích mà còn cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi nhờ tán lá và thảm lá rụng của ca cao. Đồng thời, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh. 

Ông Quang chia sẻ: “Trồng ca cao xen dừa rất hiệu quả. Cây ca cao nhẹ công chăm sóc, sâu bệnh ít, chi phí thấp, thu nhập ổn định. Nhờ mô hình này, đời sống gia đình tôi được cải thiện rõ rệt”.

Sân phơi hạt ca cao của Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh. Ảnh: Minh Đảm.

Sân phơi hạt ca cao của Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh. Ảnh: Minh Đảm.

Còn ông Nguyễn Văn Nhỏ, một trong những nông dân gắn bó nhiều năm với cây ca cao tại xã Trà Côn, tỉnh Vĩnh Long tâm đắc: “Vườn ca cao của tôi được trồng xen canh dưới tán dừa nên sinh trưởng tốt, cho trái đều, ít sâu bệnh. Nhờ có Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đứng ra bao tiêu sản phẩm với giá ổn định nên tôi rất yên tâm và vừa mở rộng mô hình này thêm gần 1 công đất”.

Tính đến nay, diện tích trồng ca cao của Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đạt 130 hecta, năng suất bình quân 11 tấn/ha. Dự kiến trong năm 2025, Hợp tác xã sẽ mở rộng thêm 200 hecta cao cao để đáp ứng nhu cầu chế biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng.

Theo ông Nguyễn Văn Suối, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh, đơn vị đã đầu tư hai trại giống tại xã Trà Ôn và xã Lục Sĩ Thành, cung cấp hơn 30.000 cây giống cho nông dân. Mỗi cây giống được bán với giá 18.000 đồng, thấp hơn thị trường từ 7.000 - 12.000 đồng, giúp bà con giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu. Hiện đã có khoảng 70 - 80 hộ dân đăng ký hợp đồng nhận giống.

Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đang tăng quy mô sản xuất cây giống ca cao phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích. Ảnh: Minh Đảm.

Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh đang tăng quy mô sản xuất cây giống ca cao phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích. Ảnh: Minh Đảm.

Để nâng cao chất lượng giống, Hợp tác xã đã đầu tư thêm 3 nhà kính phục vụ việc ghép bo khoảng 6.000 cây. Việc ghép bo giúp cây phát triển đồng đều, tăng khả năng kháng bệnh và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Với cách trồng cây cách cây 4 m, cây ca cao rất phù hợp xen canh trong vườn dừa với mật độ trung bình 80 cây/10 công đất. Sau trồng khoảng 2 năm cây bắt đầu cho trái, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, trung bình mỗi tuần chỉ cần tưới một lần. Đặc biệt, cây cao cao không cần sử dụng chất kích thích vẫn ra hoa tự nhiên. Mặc dù năng suất ca cao thường thấp trong mùa khô (6 tháng đầu năm) nhưng sẽ tăng mạnh trong mùa mưa do điều kiện thời tiết thuận lợi.

Chuỗi giá trị cây ca cao tại Hợp tác xã nông nghiệp Tích Khánh là mô hình phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững tại địa phương. Vì vậy, ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng mô hình ca cao hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ, từ đó hình thành các vùng chuyên canh chất lượng cao, góp phần xây dựng kinh tế vườn hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất