
Ca cao Việt Nam cần làm gì để nâng tầm, vươn ra thế giới?
Ca cao Việt Nam có chất lượng hàng đầu nhưng sản lượng lại ít, chưa tập trung chế biến sâu. Vậy Việt Nam cần làm gì để tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế?
Lê Bình | 10:40 14/05/2025
Mến chào quý thính giả và bà con,
Thưa quý vị, Việt Nam không phải là quốc gia trồng ca cao lớn. Nhưng ca cao Việt Nam lại được giới chuyên gia đánh giá là một trong những dòng có tiềm năng chất lượng hàng đầu, nhờ hương vị độc đáo và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi.
Tuy nhiên, để đi từ “tiềm năng” đến “dấu ấn” trên thị trường quốc tế, hạt ca cao Việt Nam vẫn còn một hành trình dài. Một hành trình cần sự bền bỉ trong sản xuất, sự sáng tạo trong chế biến và sự chiến lược trong xây dựng thương hiệu.
Vậy ngành ca cao Việt Nam cần làm gì để nâng tầm và vươn xa hơn trên thị trường toàn cầu? Mời quý thính giả cùng phóng viên của NongnghiepRadio tìm câu trả lời trong chương trình hôm nay.
Suốt nhiều năm gắn bó với cây ca cao và người nông dân trồng ca cao trên cả nước, TS Nguyễn Viết Khoa thuộc Ban điều phối Ca cao Việt Nam vẫn đau đáu với việc làm sao để ca cao Việt Nam không chỉ phát huy được chất lượng mà còn cả về số lượng, chế biến sâu và nâng tầm thương hiệu.
Đó cũng chính là nỗi trăn trở mà ngành ca cao Việt đang cần lời giải, nhất là trong bối cảnh thế giới khủng hoảng nguồn cung, nhưng chúng ta lại chưa kịp sẵn sàng.
Ca cao Việt Nam được thế giới đánh giá có chất lượng hàng đầu, có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất của Việt Nam mỗi năm còn khá khá ít. Chưa kể, theo TS Nguyễn Viết Khoa, ngành sản xuất ca cao của Việt Nam đang tồn tại nhiều hạn chế, chưa được quan tâm ở mức xứng tầm. Bản thân cây ca cao cũng đang bị cạnh tranh khá mạnh bởi những loại cây trồng khác tại Việt Nam. Trong khi đó, các nước có điều kiện xuất cao, có nhiều kinh nghiệm, họ đã xây dựng các quy trình trồng trọt, kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ rất sớm.
Nếu muốn bước ra sân chơi toàn cầu, ngành ca cao Việt Nam không thể chỉ dựa vào "hương vị đặc trưng" như một món quà trời ban. Chúng ta cần một chiến lược dài hơi, nơi chất lượng không chỉ nằm ở hạt, mà còn nằm ở quy trình, từ đồng ruộng đến thành vị thưởng thức.
Một thực tế rõ ràng, chúng ta đang chậm hơn thế giới về chuẩn hóa, giám sát và số hóa sản xuất. Vậy nên, nâng tầm ca cao Việt không chỉ là chuyện của nông dân, mà là bài toán liên kết cả hệ sinh thái: từ nhà khoa học, hợp tác xã, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý.
Việt Nam không cần trở thành nước xuất khẩu ca cao lớn nhất. Nhưng hoàn toàn có thể trở thành quốc gia có sản phẩm ca cao đặc sản, giá trị cao và được ưa chuộng toàn cầu, như cách chúng ta đã làm với cà phê đặc sản hay gạo thơm.
Một trong những điểm nghẽn lớn hiện nay của ngành ca cao Việt Nam chính là bộ giống đã cũ, kém năng suất và không còn đáp ứng được yêu cầu thị trường hiện đại. Nếu không bắt đầu từ cải tạo giống thì mọi nỗ lực tiếp theo về chế biến, xây dựng thương hiệu cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Trong bối cảnh đó, ngành ca cao cần một tư duy mới: đa dạng hóa sản phẩm, phát triển theo hướng nông nghiệp đa giá trị mà Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã định hướng từ nhiều năm nay.
Đó không còn là câu chuyện phụ phẩm bỏ đi, mà là nguồn tài nguyên mới - sạch, xanh và có khả năng xuất khẩu. Và cũng là một cách để ca cao Việt Nam bước vào chuỗi giá trị cao hơn, đa dạng hơn, bền vững hơn.
Ca cao Việt Nam cần làm gì để nâng tầm, vươn ra thế giới?
Ca cao Việt Nam có chất lượng hàng đầu nhưng sản lượng lại ít, chưa tập trung chế biến sâu. Vậy Việt Nam cần làm gì để tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế?
Lê Bình
Tin liên quan
Các chương trình
Từ xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho đến đẩy mạnh chuyển đổi số, Cục Việc làm đang góp phần xây dựng thị trường lao động minh bạch.
Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, quảng bá văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho bà con ở các vùng quê đã trở thành mục tiêu quan trọng.