| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gia cầm hết ô nhiễm

Thứ Tư 30/09/2015 , 07:13 (GMT+7)

Từ khi tỉnh Bình Định triển khai dự án "Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp", các hộ chăn nuôi đã biết sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết được vấn đề môi trường.

LTS: Nhằm nhân rộng mô hình quản lý chất thải chăn nuôi, tận dụng phế phụ phẩm SX khí sinh học, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và trang trại, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính…; năm 2015 Báo NNVN tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Bộ NN-PTNT) mở Chuyên mục “Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp”.

Trước đây, người dân thôn Tân Mỹ, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước, Bình Định) phải chung sống với môi trường ô nhiễm do chất thải chăn nuôi.

Nhưng từ khi tỉnh triển khai dự án "Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp", các hộ đã biết sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết được vấn đề môi trường.

Nhớ lại những ngày còn phải chung sống với mùi hôi bốc ra từ phân gà, phân vịt do các hộ chăn nuôi thải ra môi trường, ông Phạm Văn Tư (68 tuổi) ở thôn Tân Mỹ lắc đầu ngao ngán: “Một số hộ nuôi gà vịt ở đây làm trại ven bờ đê, thải thức ăn thừa, phân gia cầm thẳng xuống sông khiến những hộ không chăn nuôi như gia đình tui cũng bị ô nhiễm lây, mùi hôi tanh lan tỏa khắp nơi...”.

Thế nhưng, đó chuyện ngày trước, bởi hơn 1 năm nay, qua các phương tiện truyền thông và các mô hình khuyến nông, người chăn nuôi ở thôn Tân Mỹ đã biết sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải nên vấn đề ô nhiễm đã được giải quyết triệt để.

Anh Lương Nghĩa Nhật Trình, chủ hộ chăn nuôi gia cầm cho biết, chuồng nuôi gà vịt hôi tanh rất khó chịu. Trước đây, anh dọn dẹp hàng ngày nhưng vẫn không xử lý hết mùi hôi.

Gần đây, các hộ chăn nuôi trong thôn truyền tai nhau sử dụng một số loại chế phẩm sinh học làm khô phân, khử mùi hôi nền chuồng rất hiệu quả, anh nghe ngóng và cũng mua về dùng thử.

Theo anh Trình, từ giai đoạn úm gà con đến khi gà trưởng thành đều có thể sử dụng các chế phẩm sinh học. Nền chuồng được rải đều một lớp trấu trộn với các chế phẩm để lên men khử mùi và làm khô phân gà.

Một tháng dọn phân một lần, cứ 3 ngày lại đảo mặt trấu để men hoạt động tối đa. Sau khi sử dụng các chế phẩm sinh học vào chăn nuôi, chuồng gà luôn khô ráo, mùi hôi giảm bớt, ít tốn công dọn dẹp.

“Một lứa gà 70 ngày xuất chuồng, sử dụng các chế phẩm sinh học vào chăn nuôi gà sinh trưởng, phát triển bình thường. Các chế phẩm sinh học được sử dụng trong suốt thời gian nuôi, trước khi xuất chuồng chúng tôi ngưng sử dụng thuốc 10 ngày.

1092557990
Chuồng gà nhà ông Nguyễn Văn Bảy có 4.000 con. Nhờ dùng men khử mùi nên không gây ô nhiễm môi trường

Gia đình tôi hiện tại sử dụng 3 chế phẩm gồm Balasa trộn vào trấu, Licomix trộn vào thức ăn và men phun khử mùi”, anh Trình cho biết thêm.

Sau khi dùng chế phẩm sinh học giải quyết chất thải trong chăn nuôi, những hộ nuôi gà vịt không còn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, nhiều hộ còn tận dụng được phân gia cầm bón cây rất tốt.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng thôn Tân Mỹ cho hay, toàn thôn có 40/175 hộ chăn nuôi tập trung dọc bờ sông. Hầu hết, các hộ chăn nuôi trong thôn đều sử dụng các chế phẩm sinh học.

Trước mắt, những chế phẩm này đem lại rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi như không tốn công dọn dẹp, phân được làm khô đem bán lên Tây Nguyên bón cà phê, mùi hôi giảm đi trong thấy mà dịch bệnh ít xảy ra trên đàn gia cầm.

"Quan trọng nhất là môi trường trong thôn đảm bảo hơn, không còn tình trạng thả phân gà, vịt xuống sông như trước. Nhiều gia đình mở rộng chăn nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường chung quanh”, ông Bảy nói.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.