Thứ Bảy, 28/6/2025 17:0 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Những mô hình canh tác không lo âu: Chị hội trưởng vui tính

Thứ Năm 29/10/2015 , 09:33 (GMT+7)

Từ thành Vinh, sau hơn 2 tiếng lái xe, tôi đã có mặt tại miền Tây Nghệ An. Nơi những ngon núi đá vôi sừng sững, thi thoảng có một vạt rừng săng lẻ ven đường./ Chiều quê thanh bình

Nơi có đồng bào Thái thân thương, những cô gái tắm suối, những guồng xe miệt mài cõng nước lên nương.

Tiếng là miền núi nhưng một số nơi dân tình khấm khá. Thị xã Thái Hòa, là một trong hai trung tâm kinh tế của Nghệ An. Huyện Quỳ Hợp nổi tiếng với cam và là mỏ đá khổng lồ… Thủy điện Bản Vẽ chứng minh cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của những bàn tay, khối óc. Vùng mía bạt ngàn. Vùng cỏ nuôi bò bát ngát... Đồng bào các dân tộc không những thoát nghèo, mà giàu lên trông thấy...

Vào một quán tạp hóa, mua một gói thuốc, xin bát chè xanh cũng là để nghỉ ngơi sau hai tiếng ôm vô lăng. Tôi gặp chị chủ quán hồ hởi, với khách như người nhà, mua một bao thuốc, nhưng chị đon đả như chừng tôi mua đến tiền trăm bạc triệu.

Ngồi xuống ghế, xin bát chè xanh, cái thứ nước mà đã đi vào âm nhạc “Trưa nắng hè gọi nhau râm ran chè xanh” hay “Nước chè xanh xứ Nghệ, càng chát lại càng ngon”. Chè xanh ngon xứ Nghệ thứ nhất phải kể đến chè Thanh Chương, thứ nhì là chè Quỳ Hợp.

Thấy tôi có vẻ thích thú chè xanh, chị chủ quán hỏi:

- Chú người Bắc hầy, cụng (cũng) biết uống chè ni à? Vô đây mần chi?

- Dạ, em đi công tác chị ạ.

Chị đon đả nói cười, đon đả mời nước. Câu chuyện râm ran. Thảo nào, cũng mấy quán, mà cái duyên bán hàng của chị kéo khách về đông nườm nượp.

Một lát, có một bác đến đưa chị giấy mời nói: “Mời o (cô) mai đi họp”. Thì ra chị Võ Thị Xuân cũng làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp.

Lát sau, lại thấy một xe ô tô đỗ trước nhà chị, trên xe bước xuống là hai thanh niên chưa vợ, mời chị đi thăm lúa. Chị bảo tôi cứ ngồi chơi, chị chạy ù tí chị về, tiện thể trông hàng cho chị. Lạ chưa, cái nhà chị này cũng liều thật, tôi có quen biết gì đâu mà dám giao tôi trông hàng?

- Nhỡ em lấy hết hàng nhà chị thì răng?

- Chú yên tâm, nỏ (không) thoát được mô (đâu). Rứa (thế) chị mới dám giao chứ.

Câu nói chưa ra khỏi miệng, đã thấy chị lên xe rồi. Tôi ngồi lại tiếp tục với cốc nước chè chát ngọt của mình, nhâm nhi từng vị hương xứ Nghệ.

Tôi nhìn chị thấy tràn ngập niềm tin, tràn ngập năng lượng. Tôi cũng tin 40 ha lúa B-TE1 chắc đẹp lắm, được mùa lắm. Tôi xin chị ra thăm ruộng , nhân thể xin kiểu ảnh làm kỷ niệm.
Quả thật, trước mắt tôi là 40 ha lúa trĩu bông, hoàn toàn không sâu bệnh. Tôi đã hiểu niềm vui trong chị, đa hiểu chị vì sao chị ôm bao nhiêu việc, mà không vất vả chút nào.

Khoảng chục phút sau xe đưa chị về, hai cậu thanh niên xuống xe, cảm ơn chị rối rít, rồi chào chị, rồi đi, lúc đi cũng ào ào như lúc đến. Đúng là mấy ông nông nghiệp, lúc nào cũng tất bật.

Chỉ vào nhà, chị nhìn tôi cười hỏi:

- Răng? Chú lấy được cái chi chưa? – Rồi như phân trần: Mấy anh em bên Cty lúa giống Bayer, được huyện cho làm một cánh đồng mẫu ở đây, họ về để thăm lúa. Đến rồi đi luôn đó.

Đúng sở trường của tôi rồi. Tôi là dân nông nghiệp chính cống, nói về lúa, lang, luồng, lợn là tôi mê lắm.

- Họ làm giống gì vậy chị?

- Giống B-TE1 chú ạ. Chú hỏi mần chi? Biết chi về lúa má mà hỏi?

- Em là dân nông nghiệp chính gốc ấy chị ạ, hai chú trên xe lúc nãy em quen nhưng thấy họ vội và chắc không thấy em nên em thôi đấy ạ (thực ra tôi biết 2 cậu thanh niên lúc nãy, cậu Hạnh, cậu Tuấn, nhân viên Cty Bayer tại Nghệ An).

- Rứa hầy? Chú biết về nông nghiệp hầy? Chú biết về cái giống B-TE1 ni không? Các nơi khác làm chưa? Tốt không?

- Dạ biết chứ chị, đây là giống lúa 3 dòng do Cty Bayer SX và lai tạo tại Ấn Độ, được công nhận SX ở Việt nam từ năm 2008. Giống này tốt chị ạ, năng suất cao, gạo ngon.

img-1611140250778
Chị Xuân đang thăm lúa

- Ừ, chị cũng đoán rứa. Không biết các nơi mần răng, chứ ở đây năm nay là vụ thứ 3 chú ạ. Tốt lắm. Vụ đầu tiên họ chỉ làm mô hình, nông dân thấy thích quá, cứ hỏi mua giống ở đâu. May mà năm nay huyện đồng ý cho làm 40 ha. Nông dân phấn khởi lắm chú ạ!

Tôi thấy chị vừa bán hàng, vừa làm công tác hội, lại còn làm ruộng nữa, nghĩ chị "ba đầu sáu tay"?

- Chị chắc bận lắm nhỉ? Làm hội trưởng phụ nữ, bán hàng, làm nông nghiệp?

- Chú kể thiếu rồi, chị còn làm Phó ban Nông nghiệp xã nữa cơ đấy. Ừ, bận chứ nhưng không vất vả. Nói chú lại bảo khen, nhưng nhất là từ cái lúc đưa giống B-TE1 vào, chị nhàn hạ đi bao nhiêu.

Ban đầu cũng vất vả, vì bà con chưa tin, nhưng năm nay, họ thích rồi, nguyên cái khâu hô hào, vận động để họ trồng được 40 ha theo quy hoạch cánh đồng mẫu gần như không phải mất. Chứ nếu làm giống khác á, họp lên họp xuống, bảo họ mãi mà họ cũng chẳng làm.

Thêm nữa, làm giống này nhàn lắm chú ạ. Cứ cấy là lên, chẳng sâu bệnh gì. Mình làm công tác chỉ đạo, lại có đám ruộng trong đó, lúa không sâu bệnh, bà con không phải phun thuốc, coi như chị bớt được một công nữa là kiểm tra đồng ruộng, bớt được công tuyên truyền hướng dẫn bà con phun thuốc. Chứ cứ như mọi năm, bằng giờ chị đang ở ngoài đồng, tối mịt chưa về, vì nông dân ở đây trình độ thâm canh còn kém chú ạ.

Thế cho nên năm nay, chị nhàn hơn, công tác xã hội cũng đảm bảo hơn. Bây giờ sắp gặt rồi, kết quả thế này là quá yên tâm, lúa vụ mùa mà năng suất đạt hơn 6 tấn ở Quỳ Hợp này là hiếm lắm. Biết là công mình không đáng bao nhiêu, nhưng cũng thấy vui vui chú ạ.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Đảng bộ Cục Chăn nuôi và Thú y: Hợp nhất để phát triển bền vững hơn

Ngày 27/6, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Ngành thủy sản - kiểm ngư phải trăn trở từ thực tiễn

Tại Đại hội Đảng bộ chiều 27/6, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, xác định đột phá trong nuôi biển, khai thác, nuôi trồng.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất