| Hotline: 0983.970.780

Long An: Trên 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao

Thứ Năm 31/10/2019 , 09:09 (GMT+7)

Sáng 30/10, Sở NN-PTNT Long An phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức hội nghị Sơ kết 4 năm thực hiện đề án xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC).

15-31-29_2
Mô hình sản xuất thanh long ƯDCNC tại Châu Thành.

Sau 4 năm phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành đã bứt phá, đưa đề án ƯDCNC trong sản xuất thanh long về đích trước hẹn. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 2.082,05 ha thanh long ƯDCNC với khoảng 3.465 hộ tham gia, đạt 104,1% so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An cho biết: Diện tích thanh long toàn tỉnh có trên 11.800 ha, riêng huyện Châu Thành có khoảng 9.100 ha. Hiện nay nông dân trồng thanh long đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đến nay, việc thực hiện đề án sản xuất thanh long ƯDCNC mang lại hiệu quả rõ rệt, như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới; nông dân sản xuất theo VietGAP, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, tưới nước tiết kiệm, trồng thanh long bằng giàn; sử dụng thuốc BVTV hợp lý hơn trong quản lý dịch bệnh, làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất.

Đặc biệt mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động (công tưới nước, bón phân), tiết kiệm điện năng, tiết kiệm lượng nước sử dụng... Kết quả hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, trồng thanh long ƯDCNC lợi nhuận tăng bình quân khoảng 2,5-5 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, chương trình hướng dẫn 31 HTX, THT sản xuất thanh long đăng ký áp dụng quy trình VietGap; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP là trên 322 ha với khoảng 483 hộ. Ước tính đến cuối năm 2019, tổng diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP là trên 619 ha với 981 hộ.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.