| Hotline: 0983.970.780

Gừng được mùa, giá tốt, nông dân chờ Tết sung túc

Chủ Nhật 12/01/2025 , 16:58 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Gừng củ tươi đang được thu mua giá 16.000đ/kg. Năm nay gừng được mùa, giá tốt nên nông dân rất phấn khởi, tập trung thu hoạch mong một cái Tết sung túc.

Những ngày này, đi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây từ thị trấn Khe Sanh đến các xã Tân Hợp, Hướng Tân... (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân thu hoạch gừng, đem về sân rửa sạch chờ thương lái đến thu mua. Năm nay gừng được mùa, giá tốt nên nông dân rất phấn khởi.

Gừng được mùa, giá bán cao nên nông dân rất phấn khởi. Ảnh: Võ Dũng.

Gừng được mùa, giá bán cao nên nông dân rất phấn khởi. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Tân Vĩnh, xã Hướng Tân trồng 3 sào (1.500m2) gừng, vụ này và thu về hơn 5 tấn gừng củ tươi. Thu hoạch đến đâu thương lái đến tận nhà thu mua đến đó. "Tiền tươi, thóc thật" nên vợ chồng ông rất vui.

“Năm nay giá gừng tươi được thu mua đầu vụ khoảng 16 nghìn đồng/kg, tuy có thấp hơn năm ngoái chút ít nhưng vẫn cao hơn nhiều so với những năm trước. Đây là cây trồng cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn nhiều cây trồng khác”, ông Tuấn phấn khởi.

Ông Võ Nhân Kiệt ở thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp có 5 sào gừng. Gừng được mùa nên vụ này gia đình ông ước sẽ thu được khoảng 10 tấn củ. Với giá bán như hiện nay, ông Kiệt sẽ thu về 150 - 160 triệu đồng, trừ chi phí cũng lãi khoảng 50 - 60 triệu đồng.

“Hi vọng vào chính vụ giá gừng sẽ lên trên 20.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào (500m2) có thể thu từ 10 - 15 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập cao nếu so với những cây trồng khác, lại có thể trồng xen canh nên tính ra lợi nhuận rất cao”, ông Kiệt cho hay.

Nông dân Hướng Hóa cho biết, cây gừng khó tính hơn so với các cây trồng khác, cần độ ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì vậy trồng gừng phù hợp nhất là trên các triền đồi, tốt nhất là đất bazan màu mỡ.

Để gừng đạt năng suất cao, sau mỗi vụ thu hoạch nông dân phải chọn những củ gừng to, già làm giống. Đất trồng gừng phải tơi xốp, sử dụng nhiều phân chuồng. Trong quá trình trồng, nông dân phải thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, đặc biệt là bệnh cháy lá để phòng trừ kịp thời.

Gừng trồng từ 9 - 10 tháng mới cho thu hoạch nên nông dân Hướng Hóa thường xuống giống vào khoảng tháng 2 âm lịch để kịp bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 11 âm lịch nhằm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên Đán. Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên thương lái thường đến tận nhà thu mua, nông dân không cần đưa đi bán lẻ.

Gừng Hướng Hóa nổi tiếng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Võ Dũng.

Gừng Hướng Hóa nổi tiếng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Trần Văn Dũng, một thương lái thu mua gừng cho biết, hiện đang là thời điểm đầu vụ thu hoạch nên bình quân mỗi ngày anh thu mua khoảng 1 - 2 tấn gừng củ tươi và sẽ tăng lên từ 4 - 5 tấn khi vào thời điểm chính vụ. Sau khi thu mua, thương lái sẽ chuyển đi tiêu thụ thị thị trường trong và ngoài tỉnh. Vài năm gần đây, gừng được giá nên nông dân tăng diện tích trồng.

“Trước đây bình quân giá gừng củ tươi chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg thì có thời điểm năm 2023 đã tăng lên 30.000 - 35.000 đồng/kg. Mới đầu vụ nhưng năm nay giá gừng đã dao động xung quanh mốc 16.000 đồng/kg. Dự kiến vào chính vụ có thể đạt khoảng 30.000 đồng/kg”, ông Dũng cho hay.

“Huyện Hướng Hóa có khoảng 180ha gừng, tập trung tại các xã Hướng Tân, Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, năng suất bình quân từ 15 - 16 tấn/ha. Với điều kiện độ cao, có khí hậu lạnh, đất đỏ bazan màu mỡ,cây gừng trồng ở huyện Hướng Hóa có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao, được thị trường ưa chuộng”, ông Hồ Quốc Trung, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hướng Hóa cho hay.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.