| Hotline: 0983.970.780

Về Bạch Xá xem nuôi rắn

Thứ Năm 18/10/2012 , 10:08 (GMT+7)

Nghe câu hỏi: “Làng này có ai nuôi rắn không?” của tôi, mấy thanh niên đang ngồi trong quán giải khát đầu làng Bạch Xá cười ồ.

Nghe câu hỏi: “Làng này có ai nuôi rắn không?” của tôi, mấy thanh niên đang ngồi trong quán giải khát đầu làng Bạch Xá (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, Hà Nam) cười ồ:

- Bác cứ vào bất cứ nhà nào ở làng này cũng có rắn.

- Nhưng nhà nào nuôi nhiều nhất?

Một thanh niên hăng hái đứng dậy:

- Nhà ông Đông Dưỡng, hay gọi là Đông Bán. Bác muốn đến thì cháu dẫn đi.

Anh ta tự giới thiệu tên là Bình, chưa lấy vợ nhưng 3 năm nay Bình đã xin bố mẹ hơn trăm mét vuông đất vườn nhà, dốc vốn riêng xây được 8 chuồng nuôi rắn, mỗi chuồng nuôi 40 con rắn hổ mang trắng và hổ mang đen. Năm ngoái Bình đã bán một lứa, trừ chi phí còn lãi ròng hơn 80 triệu đồng, lứa này sang năm sẽ xuất bán. Bình bảo:

- Cháu phải kiếm một ít vốn dắt lưng rồi mới dám lấy vợ, cho nó đỡ so dụi, bác ạ. Làng cháu trước nay nghèo lắm, ngoài cây lúa chẳng có cái gì sất, nhờ con rắn mà nhiều nhà mới mở mày mở mặt được. Nhà ông Đông Dưỡng đây rồi.

Giải thích về cái tên kép Đông Dưỡng hay Đông Bán, ông Nguyễn Kế Đông bảo, tên khai sinh của ông là Dưỡng, Đông là tên thường gọi, còn Bán là tên vợ ông. Nguyễn Kế Đông là một trong những người nuôi rắn đầu tiên của làng Bạch Xá, cách đây chừng mươi năm. Nuôi, cũng là do nghèo thôi, túng thì phải tính, phải vùng vẫy, cũng giống như con rắn vậy, mỗi lần lột xác là một lần lớn lên.


Trại rắn hổ trâu của ông Nguyễn Kế Đông

Từ hơn ba chục chuồng rắn lúc đầu, đến nay ông đã có hai trang trại rắn với trên 6.000 con, gồm cả rắn bố mẹ và rắn thịt, chủ yếu là hổ mang trắng, hổ mang đen và hổ trâu, chưa kể một số chuồng nuôi kỳ đà. Kỳ đà năm nay được giá, loại kỳ đà từ 1,5 kg/con trở lên có giá 420.000 đồng/kg, ông vừa xuất bán hết xong. Rắn năm nay cũng khá. Thấy tôi nói sắp mở một cửa hàng bán đồ nhậu là các loại bò sát ở Nam Định, lên đây với mục đích khơi nguồn hàng, ông Đông bảo:

- Giá rắn lên xuống từng ngày, chẳng khác gì giá vàng vậy, nhưng nếu mở nhà hàng, thì em khuyên bác chỉ nên lấy hàng từ dưới 1,5 kg, như vậy mới lãi nhiều, vì loại hơn 1,5 kg/con với dưới 1,5 kg/con, có sự chênh lệch rất lớn về giá. Như giá hổ mang đen hiện nay loại hơn 1,5 kg/con là 850.000 đ/kg, hổ mang trắng 750.000 đ/kg, hổ trâu 1 triệu đ/kg, còn dưới 1,5 kg/con thì thấp hơn loại hơn 1,5 kg/con bình quân 250.000 đ/kg. Các loại khác như rắn ráo, rắn sọc dưa thì chỉ 0,6 kg/con đã được gọi là to rồi. Rắn ráo hơn 0,6 kg/con có giá 350.000 đ/kg, sọc dưa 280.000 đ/kg, loại dưới 0,6 kg thấp hơn bình quân 100.000 đ/kg.

Theo cháu Nguyễn Kế Trường, con trai ông Đông, đi thăm trại nuôi rắn của gia đình, chúng tôi thấy trại được tổ chức rất quy củ. Các loại rắn khác đều có mật độ 40 - 45 con/chuồng, mỗi chuồng chiếm diện tích chỉ 1 m2, riêng rắn hổ trâu thì mỗi con được nuôi trong một chuồng riêng, trông như một cái ngăn kéo bàn làm việc nhưng to hơn gấp nhiều lần; mỗi con có một cái đĩa để đặt mồi cho chúng ăn.

Hầu hết các hộ nuôi rắn lớn ở Bạch Xá không chỉ chủ động được rắn giống mà còn có rắn giống bán ra ngoài. Ông Nguyễn Khắc Thư cho biết, rắn đẻ từ 25 đến 30 trứng mỗi lứa, tỷ lệ trứng nở thành con rất cao, tới 98%. Rắn con hiện có giá từ 170.000 - 180.000 đ/con, tuỳ loại. Rắn ít bệnh tật, ăn tạp, thức ăn của chúng là cóc, nhái, vịt con chết, trứng vịt loại khi ấp... Hai ngày mới phải cho ăn một lần, rắn ăn mồi mạnh nhất vào cỡ tháng 6 đến tháng 7, mùa đông gần như không ăn.

Bạch Xá có 450 hộ thì có tới gần 400 hộ nuôi loài bò sát này, quả đúng như lời anh thanh niên ở đầu làng nói với chúng tôi. Ngoài những hộ nuôi lớn như ông Đông, mỗi năm thu vài tỷ đồng, số hộ nuôi vài nghìn con như ông Nguyễn Khắc Thư cũng có tới vài chục, còn lại là năm sáu trăm, ba bốn trăm con. Như ông Nguyễn Thế Sang, lúc nào trong chuồng cũng có 600 con cả rắn đẻ lẫn rắn thương phẩm.

Em trai ông Thư là Nguyễn Khắc Thự chuyên nuôi rắn hổ trâu, loại rắn có giá cao nhất. Năm nào ông Thự cũng xuất bán 300 con loại này. Tận dụng vài gian chuồng bò, chuồng lợn bỏ không, bà Nguyễn Thị Nền đã xây 10 chuồng nuôi rắn và mới xuất bán 300 con rắn thương phẩm các loại, trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng...

Từ làng nuôi rắn, đã hình thành nên một cái chợ chuyên bán mồi cho rắn. Ông Nguyễn Kế Đông có nguồn thức ăn rất ổn định nhờ ký hợp đồng với xí nghiệp chế biến gà đông lạnh xuất khẩu, mua cổ gà về làm thức ăn cho rắn. Cổ gà bán rất rẻ, mỗi con rắn trưởng thành, hai ngày chỉ cần một đoạn cổ gà là no nê. Hỏi về đầu ra của rắn, Nguyễn Kế Trường bảo không bao giờ ế, vì thương lái đến tận nhà mua. Ngoài xuất rắn thương phẩm, nhiều nhà còn SX các loại rượu ngâm tam xà, ngũ xà, rượu tắc kè, kỳ đà, bán theo bình cho khách...

Từ một làng thuần nông, rất nghèo, nhưng chỉ trên dưới 20 năm nay, Bạch Xá đã trở thành một làng giàu nhờ rắn.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất