| Hotline: 0983.970.780

Nuôi rắn ráo trâu... không hợp pháp

Thứ Năm 07/04/2011 , 10:20 (GMT+7)

Theo quy định rắn ráo trâu thuộc nhóm IIB quí hiếm, nên khi nuôi phải tuân thủ các quy định về quản lý và bảo vệ ĐVHD...

* Muốn hợp pháp, nộp phạt!

Nuôi rắn ráo trâu (thuộc nhóm II B quí hiếm) đang trở thành nghề “hot” ở nhiều địa phương phía Nam do hiệu quả kinh tế mang lại. Tuy nhiên, do qui mô nuôi phần lớn còn nhỏ lẻ, tự phát nên ít ai quan tâm đến việc đăng ký giấy phép gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD).

KS Đoàn Kim Sơn, Chủ trang trại thủy sản Sơn Ca ở xã Tân Xuân (Hóc Môn, TPHCM) cho biết, con rắn ráo trâu (còn gọi là rắn long thừa) cắn không độc cho người hiện đang lên cơn “sốt”, do nuôi con vật này mang lại hiệu quả cao nên không ít hộ nông dân đến hỏi mua, người thấp nhất vài chục con, cao nhất 1.000-2.000 con. Một kg giống (2 con) là 450 ngàn, còn một rắn giống con mới nở 1 tuần là 120 ngàn đồng. Chu kỳ nuôi thông thường 11 tháng với tổng chi phí thức ăn khoảng 500 ngàn đồng/con nhưng đạt trọng lượng đến 2 kg/con với giá bán thịt lên đến 800-900 ngàn đồng/kg.

Trong khi bình quân 1 cặp giống bố mẹ suốt 1 chu kỳ đẻ được 13-15 con. Đó là chưa nói hầu hết nhiều hộ nuôi rắn tự tìm thức ăn tự nhiên cho rắn như cóc, ếch, nhái nên lợi nhuận thu được nhiều hơn. Ngoài ra, có những hộ do biết cách nuôi đẻ, nếu nuôi quy mô lớn, ngoài việc không phải tốn tiền mua rắn giống mà còn tăng thêm thu nhập từ việc bán con giống.

“Mỗi đợt chúng tôi xuất khoảng 10 ngàn con giống, tiếp từ 2-3 khách hàng mỗi ngày đến cơ sở tham quan, đặt mua giống, nhiều nhất là những hộ dân ở Củ Chi và Tây Ninh. Sau khi đặt mua, chúng tôi phải lo cho họ 3 giấy phép, đó là giấy phép vận chuyển đặc biệt theo mẫu của Cục Kiểm lâm cấp để chứng minh nguồn gốc; biên bản kiểm tra hàng do Chi cục KL TPHCM và bảng kê số lượng do Hạt KL sở tại cấp. Nên dù có hộ mua 1 cặp giống bố mẹ nhưng cũng phải làm đầy đủ thủ tục nói trên. Tuy nhiên tôi được biết, sau khi mua về, thay vì nông dân trực tiếp đăng ký tiếp tục với cơ quan kiểm lâm địa phương để được cấp giấy phép gây nuôi ĐVHD, nhưng do họ ngán ngại thủ tục, đi lại tốn kém nên ít ai thực hiện”- ông Sơn nói.

Theo sự hướng dẫn của ông chủ trại này, chúng tôi về xã Truông Mít (Dương Minh Châu, Tây Ninh), là một xã thuần nông, đa số người dân sống bằng SXNN. Trong thời gian gần đây, người dân tận dụng thời gian nông nhàn làm thêm những công việc phù hợp để cải thiện đời sống gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Một trong những nghề được nhiều hộ dân phát triển và đang trở thành chủ đề nóng, chính là nghề nuôi rắn ráo. Nhưng nghịch lý ở chỗ, theo ông Dương Văn Ngừa, PCT Hội Nông dân xã Truông Mít thì hiện tại đang có hàng trăm hộ nuôi rắn không hợp pháp (theo quy định rắn ráo trâu thuộc nhóm IIB quí hiếm, nên khi nuôi phải tuân thủ các quy định về quản lý và bảo vệ ĐVHD). Nhằm hợp pháp hóa việc nuôi rắn, cơ quan chức năng yêu cầu các hộ nuôi phải tiến hành nộp phạt, sau đó mới được cấp phép nuôi.

Hiện xã Truông Mít đang triển khai thực hiện phương án thành lập HTX dịch vụ nuôi rắn và Liên minh HTX tỉnh cũng đã khảo sát thẩm định và xem xét dự thảo điều lệ hoạt động của HTX này. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa thành lập được do còn có một số điều khoản trong điều lệ chưa được các hộ nuôi rắn đồng tình.

“Nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ nghe đến nộp phạt là họ sợ nên chỉ có 7 hộ đăng ký nộp phạt và được cấp phép. Ngoài việc sợ nộp phạt, cũng có không ít hộ ngại những quy định rất phức tạp như mua con giống phải báo cáo nguồn gốc, rắn đẻ, rắn nở, rắn chết, rắn bán… đều phải mời cơ quan có trách nhiệm đến kiểm tra xác minh hết sức nhiêu khê” - ông Ngừa nói.

Theo ông Mang Văn Thới, Chi cục phó Chi cục KL tỉnh Tây Ninh, hiện nay toàn tỉnh có hơn 300 hộ nuôi rắn có đăng ký giấy phép gây nuôi ĐVHD nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, Gò Dầu, Châu Thành, số còn lại cũng phải đến chừng ấy hộ nuôi không hợp pháp nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan KL. “Do đa số là họ nuôi lẻ tẻ nên không chịu đăng ký, mà không lẽ mình vào nhà họ kiểm tra, tịch thu. Thế nhưng không làm theo luật không được, vô hình chung “xúi” người ta vào rừng bắt rắn về nuôi sao? Có lần chúng tôi kiên quyết kiểm tra bắt nộp phạt thì Hội Nông dân xã lên tiếng, can thiệp nên lại thôi. Trừ trường hợp họ vận chuyển không có giấy phép thì mới kiên quyết xử lý. Về mặt pháp luật đúng là có lúng túng!”.

Trước thực trạng ngày càng có nhiều người nuôi rắn tại nhiều địa phương thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để hợp pháp hoá tất cả các hộ nuôi rắn ráo? Theo Hội ND xã Truông Mít, trước mắt là cơ quan kiểm lâm tiếp tục tổ chức cho những hộ nuôi rắn được đăng ký nộp phạt và cấp giấy phép, đồng thời để nghề nuôi rắn có điều kiện phát triển mạnh mẽ, có tổ chức thì nên thành lập HTX nuôi rắn.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất