| Hotline: 0983.970.780

10.000 cây xanh nổi tiếng của Pháp đối mặt với ‘án tử’

Thứ Tư 08/04/2015 , 18:18 (GMT+7)

Những hàng cây này được cho là được trồng từ thời Henri III, vua của nước Pháp vào thế kỷ 16, sau đó được Napoleon cho trồng mở rộng hơn./ Chặt 6.700 cây xanh: Hà Nội có thể sẽ lâm vào cảnh ô nhiễm nặng

Các nhà bảo vệ môi trường ở Pháp đang sốc và lo sợ trước nguy cơ hàng ngàn cây xanh trồng dọc 2 bên đường, biểu tượng của vùng nông thôn Pháp phải chặt bỏ vì nỗ lực cải thiện an toàn đường bộ của các nhà chức trách.

Dưới áp lực giảm thiểu số vụ tai nạn đường bộ ngày càng tăng lên Chính phủ, hàng ngàn cây xanh ven đường ở vùng nông thôn Pháp có thể sẽ bị chặt.

10.000 cây xanh, trồng dọc các con đường được tin là có từ thời Napoleon ở những vùng nông thôn sẽ biến mất nếu chính phủ quyết định an toàn đường bộ là ưu tiên hàng đầu.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã thu hút sự quan tâm từ những nhà bảo vệ môi trường khi yêu cầu chính quyền địa phương đánh giá các mối nguy hiểm đến từ các kết cấu bên lề đường.

Mặc dù không được đề cập trực tiếp nhưng các nhóm bảo tồn lo ngại rằng những hàng cây vốn là hình ảnh nổi tiếng của nông thôn Pháp sẽ bị chặt hạ.


Bà Chantal Fauché bên các áp phích kêu gọi bảo vệ cây xanh.

Chantal Fauché, chủ tịch Hiệp hội bảo vệ cây xanh ven đường - Aspar nói với tờ Le Figaro: “Hiện nay, đây chỉ là một cuộc kiểm tra nhưng chúng tôi vẫn cảnh giác và chờ đợi kết quả”.

Cô nói thêm: “Phải thừa nhận rằng những hàng cây có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tai nạn nhưng cần xử lý tận gốc nguyên nhân. Đó là say rượu, chạy tốc độ cao và thái độ điều khiển phương tiện”.

Tuy nhiên, những con số thống kê cũng khiến những người muốn bảo vệ các hàng cây phải suy nghĩ. Theo The Local, năm 2013, 326 người thiệt mạng sau khi đâm vào cây, chiếm 10% số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn xe hơi ở Pháp.

Mở rộng ra, cũng trong năm 2013, 36% số người thiệt mạng sau tai nạn vì va đập vào các chướng ngại vật bên lề đường như cây xanh, xe hơi đang đỗ hay dải phân cách.

Tranh cãi về sự tồn tại của các hàng cây bên đường đã xuất hiện từ lâu và đây không phải là lần đầu các nhà bảo vệ môi trường lên tiếng. Năm 2001, Aspar đã lên tiếng phản đối tuyên bố của Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp khi đó Jean Glavany cho rằng ‘các hàng cây ven đường là mối nguy hiểm công cộng’.

Trong khi đó, tuyên bố trên lại được nhiều người đi xe đạp ủng hộ vì họ đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn mà nạn nhân qua đời vì đâm vào cây.

Tuy nhiên, năm 2006 lại xuất hiện một báo cáo kết luận các hàng cây ven đường ảnh hưởng tích cực đến giao thông, theo đó chúng giúp đánh dấu những con đường rõ ràng hơn và tác động tâm lý khiến người điều khiển phương tiện cảm thấy thoải mái, đi chậm hơn bình thường.

Những hàng cây ven đường đầu tiên được trồng từ thời Henri III, vua của nước Pháp vào thế kỷ 16 để phục hồi những cánh rừng của Pháp đã bị phá hủy trong thời Trung cổ. Sau đó Napoleon tiếp tục hoạt động trồng cây để lấy gỗ cho mùa đông và bóng mát trong mùa hè cho các đoàn quân của mình.

Xem thêm
Trà Vinh còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh thú y

Trà Vinh hiện vẫn còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y, xử lý chất thải.

Sẽ có 'dịch vụ' bắt chó thả rông cơ động

ĐỒNG NAI Mô hình bắt chó thả rông này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí, nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại đang ở mức báo động tại Đồng Nai.

Sơn La dự kiến một năm bội thu trái cây

Năm 2025, Sơn La dự kiến tổng sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ngăn chặn khai thác rong mơ kiểu tận diệt

Quảng Ngãi Quảng Ngãi sở hữu nguồn rong mơ tự nhiên phong phú, nhưng việc khai thác theo kiểu tận diệt đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.