| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: 66ha lúa đông xuân muộn bị nhiễm mặn đã được phục hồi

Thứ Ba 18/03/2025 , 09:14 (GMT+7)

Huyện Long Phú xuống giống trên 1.780ha lúa đông xuân muộn, trong đó 66ha bị ảnh hưởng mặn, 370ha lúa giai đoạn đòng – trổ bị khô đầu lá do thời tiết.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu (bìa trái) kiểm tra tình hình sản xuất lúa đông xuân muộn ở huyện Long Phú. Ảnh: Kim Anh.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu (bìa trái) kiểm tra tình hình sản xuất lúa đông xuân muộn ở huyện Long Phú. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 17/3, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long Phú trong bối cảnh hạn mặn.

Theo UBND huyện Long Phú, tình hình xâm nhập mặn năm 2025 diễn biến phức tạp và đến sớm hơn cùng kỳ. Địa phương đã chủ động tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không sản xuất lúa đông xuân muộn. Tuy nhiên, đến nay hơn 1.780ha lúa đông xuân muộn đã được xuống giống, giảm hơn 4.250ha so với cùng kỳ.

Hiện lúa trong giai đoạn đẻ nhánh 62ha; đòng gần 1.146ha; trổ gần 497ha; chín khoảng 75ha. Ngoài ra có 1,2ha lúa đông xuân muộn đã thu hoạch với năng suất 6,1 tấn/ha (lúa tươi, giống ST25), giá bán 9.000đ/kg.

Thời điểm này, địa phương đã ghi nhận 66ha lúa bị ảnh hưởng mặn, nhờ người dân tích cực chăm sóc, lúa đã phục hồi xanh trở lại nên chưa ghi nhận thiệt hại. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết, nắng nóng kèm gió mạnh, khoảng 370ha lúa trong giai đoạn đòng – trổ bị khô đầu lá.

Hiện nguồn nước ngọt ở Sóc Trăng vẫn đảm bảo cho việc sản xuất lúa đông xuân muộn. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nguồn nước ngọt ở Sóc Trăng vẫn đảm bảo cho việc sản xuất lúa đông xuân muộn. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Văn Lâu đánh giá cao và biểu dương sự chủ động của huyện Long Phú trong việc khuyến cáo người dân, giảm đáng kể diện tích xuống giống lúa đông xuân muộn so với năm trước.

Đồng thời, địa phương đã kịp thời ban bố tình huống khẩn cấp về chống xâm nhập mặn; có nhiều giải pháp phi công trình và công trình như tuyên truyền người dân chủ động nạo vét kênh mương trữ ngọt, quan trắc môi trường, chủ động lấy nước vào nội đồng phục vụ sản xuất lúa đông xuân muộn...

Đặc biệt, qua nhiều năm phòng chống hạn mặn, nông dân địa phương đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên rất chủ động xuống giống đúng vụ mùa và có giải pháp trữ nước ngọt hợp lý.

“Bước đầu ghi nhận ảnh hưởng, nhưng chưa có thiệt hại đáng kể, có thể khi thu hoạch năng suất lúa không cao, nhưng không mất trắng như những năm trước. Nhờ sự động của chính quyền và người dân nên từ nay đến cuối vụ, nguồn nước ngọt dự trữ trên các kênh mương vẫn đảm bảo phục vụ”, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phấn khởi cho biết.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng chủ động bố trí cán bộ huyện và nhân viên tại các xã nắm diễn biến xâm nhập mặn, hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật để hạn chế ảnh hưởng đến cây lúa. Ảnh: Kim Anh.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng chủ động bố trí cán bộ huyện và nhân viên tại các xã nắm diễn biến xâm nhập mặn, hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật để hạn chế ảnh hưởng đến cây lúa. Ảnh: Kim Anh.

Dự kiến, diện tích lúa đông xuân muộn còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm trong tháng 5 tới. Ông Trần Văn Lâu đề nghị UBND huyện Long Phú thường xuyên cập nhật các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến người dân.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện cần phối hợp với Trạm Quản lý Thủy nông rà soát, kiểm tra và kịp thời gia cố, sửa chữa các cống xung yếu; theo dõi chặt chẽ nguồn nước, vận hành các cống hợp lý. Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền những rủi ro trong việc sản xuất lúa đông xuân muộn và khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để sản xuất bền vững.

Đợt hạn mặn năm 2024, Sóc Trăng là địa phương duy nhất ở ĐBSCL ghi nhận thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp khi có khoảng 1.400ha lúa đông xuân muộn bị thiệt hại do khô hạn, thiếu nước, tập trung chủ yếu trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh của huyện Long Phú và Trần Đề.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.