| Hotline: 0983.970.780

Độ mặn tăng cao, Sóc Trăng khuyến cáo nông dân không sạ lúa đông xuân muộn

Thứ Tư 01/01/2025 , 08:08 (GMT+7)

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân các vùng ảnh hưởng khi mặn xâm nhập không xuống giống vụ lúa đông xuân muộn.

Trong những ngày qua, nước mặn đã bắt đầu xuất hiện và xâm nhập vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Độ mặn lên nhanh tại các cửa sông chính và được dự báo sẽ còn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trước diễn biến này, mới đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh) đã ra thông báo chủ động phòng chống hạn, mặn mùa khô năm 2025.

Mùa khô năm 2023 – 2024, ở Sóc Trăng có khoảng 1.189ha lúa giảm năng suất và 43ha lúa ngoài kế hoạch sản xuất đã bị mất trắng. Ảnh: Kim Anh.

Mùa khô năm 2023 – 2024, ở Sóc Trăng có khoảng 1.189ha lúa giảm năng suất và 43ha lúa ngoài kế hoạch sản xuất đã bị mất trắng. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, theo kết quả quan trắc từ ngày 25/12/2024 đến nay, mặn đã xuất hiện và xâm nhập trên tuyến sông Hậu, với ranh mặn 3‰ dịch chuyển khu vực từ vàm Nhơn Mỹ đến An Lạc Tây (huyện Kế Sách), gây khó khăn trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất trên địa bàn vùng Long Phú - Tiếp Nhật.

Để chủ động giảm nhẹ thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, trong thời gian tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng đề nghị các trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác theo dõi tình hình xâm nhập mặn. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra độ mặn của nguồn nước, thông tin kịp thời đến địa phương và người dân biết để chủ động trong việc lấy nước tưới tiêu.

Ngành chuyên môn cũng khuyến cáo bà con nông dân không xuống giống vụ lúa đông xuân muộn đối với các vùng ảnh hưởng khi mặn xâm nhập như Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên và TP Sóc Trăng.

Riêng đối với huyện Kế Sách và một phần huyện Châu Thành, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị khi nguồn nước ngọt trên các kênh, rạch nội đồng đủ khả năng phục vụ sản xuất, bà con nông dân mới quyết định xuống giống. Đồng thời, ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng cạn ngắn ngày cần ít nước.

Đối với vùng trồng cây ăn trái, cần xây dựng kế hoạch nạo vét hệ thống kênh, mương để nâng cao lưu lượng tích trữ nước ngọt; kiểm tra, gia cố bờ bao, cống, bọng, tránh bị nước mặn rò rỉ vào mương. Bên cạnh đó, bà con cần đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, tuyệt đối không tưới nước có độ mặn cho cây ăn trái. Không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán, nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.

Trong đợt mùa khô năm 2023 – 2024, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1.189ha lúa giảm năng suất và 43ha lúa ngoài kế hoạch sản xuất đã bị mất trắng.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất