| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cây su su

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:27 (GMT+7)

Trồng su su cho thu nhập cao hơn các cây rau màu khác từ 3 - 5 lần, tuy nhiên để có thương hiệu và đầu ra ổn định, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trồng su su cho thu nhập cao hơn các cây rau màu khác từ 3 - 5 lần, tuy nhiên để có thương hiệu và đầu ra ổn định, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển cây su su vùng trung du miền núi phía Bắc” do Trung tâm KN- KN QG phối hợp với Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc vừa tổ chức đã mổ xẻ vấn đề trên.

CÂY TRỒNG TIỀM NĂNG

Su su là rau đặc sản, cây trồng xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và trở thành sản vật mang đặc trưng cho vùng núi Tam Đảo. Thương hiệu “Su su an toàn Tam Đảo” ngày càng khẳng định uy tín chất lượng trên thị trường. Diện tích su su phát triển rất mạnh. Năm 2004 cả tỉnh Vĩnh Phúc chỉ khoảng 10 ha đến nay đã đạt 400 ha.

Ông Lê Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc nhấn mạnh: Đối với Vĩnh Phúc, ngoài các loại rau xanh truyền thống, su su là một cây trồng đặc trưng, cần đẩy mạnh phát triển theo xu hướng hàng hóa. Su su trồng tập trung chủ yếu tại huyện Tam Đảo với 300 ha, sản lượng 4.100 tấn ngọn và 1.609 tấn quả/năm. Trung bình 1ha su su cho thu nhập khoảng 100 triệu/năm.


Su su - cây trồng thế mạnh của Tam Đảo, Sa Pa

Cũng là một tỉnh có thế mạnh về trồng su su, Lào Cai đã trồng được 120 ha, thu về 6 tỷ đ/năm. Ngoài thu nhập từ bán sản phẩm quả, ngọn, người trồng còn thu từ nguồn bán su su giống với giá trung bình là 8.000 đ/kg, cá biệt có những năm giá tăng lên 14.000 đ/kg.

Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao nhưng việc trồng su su còn gặp phải một số khó khăn. Ngoài thương hiệu “Su su an toàn Tam Đảo” và “Su su Sa Pa” được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, các vùng SX còn lại chưa có thương hiệu. Một số vùng chưa tự SX được giống nên chi phí còn cao, chất lượng giống chưa đảm bảo. Đặc biệt là việc tổ chức liên kết SX - chế biến - tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

TĂNG CƯỜNG TẬP HUẤN

Tại diễn đàn lần này, các chuyên gia, các nhà kỹ thuật và hộ nông dân đã trao đổi nhiều biện pháp kỹ thuật về quy trình, thời vụ gieo trồng, thu hoạch cây su su; sử dụng phân bón và cách bón phân phù hợp; cách bảo quản để đảm bảo chất lượng; sâu bệnh thường gặp và cách phòng trừ; giải pháp về giống; phương pháp trồng lấy quả và lấy rau...

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo cho biết, có một thực tế là người tiêu dùng đã biết đến cây su su Tam Đảo lâu rồi nhưng trên thị trường, thương hiệu đó vẫn còn rất mờ nhạt.

"Các tỉnh cần duy trì thành quả hiện có và nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển SX su su một cách bền vững thông qua việc đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng và an toàn, thực hiện các biện pháp kỹ thuật SX an toàn và giám sát chất lượng sản phẩm thường xuyên. Từ đó, giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật SX RAT để người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm", TS Phan Huy Thông.

Nguyên nhân do các vùng trồng su su chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ ổn định. Hơn nữa, chưa có sự khác biệt về giá cả giữa rau an toàn và rau thông thường nên chưa tạo động lực thúc đẩy SX rau an toàn phát triển. Nhận thức của người dân còn thấp nên chưa coi trọng và thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo đúng yêu cầu…

Nhiều ý kiến đề nghị, các tỉnh cần hình thành HTX, tổ hợp tác, DN… chuyên SX su su an toàn, chuyên tiêu thụ hoặc kết hợp giữa SX với tiêu thụ. Đa dạng hóa về đầu mối cũng như hình thức tiêu thụ như bán buôn, bán lẻ tại các siêu thị và các thị trường khác để đảm bảo việc lưu thông và tiêu thụ được thuận lợi; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa…

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KN- KN QG cam kết, hệ thống khuyến nông sẽ mở rộng các lớp tập huấn kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng nhanh các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong SX và thâm canh tăng năng suất theo quy trình VietGAP, tiến tới đăng ký thương hiệu RAT trên các vùng trồng su su.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất