| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Thứ Tư 07/05/2025 , 07:25 (GMT+7)

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Chúng tôi đến thăm trang trại nuôi cầy hương (tên gọi khác chồn hương hoặc cầy hương) của Anh Nguyễn Văn Hiếu, thôn Văn Tinh, xã Xuân Canh (Đông Anh, Hà Nội) đúng thời điểm anh đang tất bật kiểm tra các con giống lần cuối trước khi chuyển tới tay khách hàng. Con giống được đưa lên xe xong xuôi, anh Hiếu mới kể về hành trình gắn bó với loài vật có nguồn gốc hoang dã này.

Theo anh Nguyễn Văn Hiếu, nuôi cầy hương đòi hỏi người chăm sóc phải luôn sát sao với đàn. Ảnh: Trung Quân.

Theo anh Nguyễn Văn Hiếu, nuôi cầy hương đòi hỏi người chăm sóc phải luôn sát sao với đàn. Ảnh: Trung Quân.

Năm 2018, trong lần tình cờ anh được đến tham quan trang trại chăn nuôi cầy hương của một người bạn tại Cà Mau, chứng kiến hiệu quả kinh tế mà loài vật nuôi này mang lại, trong anh Hiếu đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng việc gây dựng một trang trại nuôi cầy hương cho riêng mình.

Anh bắt đầu năng lui tới trại cầy hương của người bạn, rong ruổi tìm đến các trại uy tín khác để học tập kinh nghiệm, cẩn thận ghi chép lại tất cả những thông tin bổ ích khi tra cứu trên internet, sách, báo về quy trình nuôi cầy hương. Miệt mài một thời gian, cảm thấy vốn kiến thức nuôi cầy hương đã hòm hòm, anh trở về quê bắt đầu hành trình khởi nghiệp.

Khi các thủ tục liên quan tới chăn nuôi cầy hương được cơ quan chức năng chấp thuận cấp phép, anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi, mua 60 con cầy hương bố mẹ từ người bạn miền Nam về nuôi thử nghiệm. Những tưởng mọi chuyện từ đây sẽ trở nên hanh thông với anh, nhưng một biến cố đã ập đến khi toàn bộ số cầy hương sau một thời gian nuôi đều đổ bệnh, chết.

Nguyên nhân cơ bản là do trang trại chỉ tập trung chăm sóc các con cái, không để tâm nhiều tới số lượng con đực trong đàn. Khi bước vào mùa sinh sản, số lượng con đực không đủ đáp ứng nhu cầu thụ tinh nên anh đã chạy đôn, chạy đáo khắp nơi tìm mua bổ sung. Hậu quả là trong số con đực đưa về có một số con chất lượng kém, mang mầm bệnh, đã lây cho toàn bộ đàn.

Gáo nước lạnh từ thất bại khiến anh như bừng tỉnh, tiếp tục tìm tới các chuyên gia hàng đầu để hoàn thiện kỹ thuật nuôi cầy hương sinh sản, thương phẩm. Nhờ đó, anh liên tục thành công ở các lứa nuôi sau. Hiện tại, anh đã sở hữu cho mình khoảng 200 cầy hương bố mẹ; hàng năm cung cấp cho các trại nuôi khác từ 200-300 con hậu bị và cầy hương thương phẩm cho các nhà hàng.

Với giá bán cầy hương thương phẩm từ 2,3-2,5 triệu đồng/kg, con giống có giá 13-14 triệu đồng/cặp (trọng lượng 1,5-2kg/con), sau khi trừ đi các chi phí không đáng kể, anh có nguồn thu nhập tương đối tốt.

Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẽ giúp cầy hương thương phẩm có chất lượng thịt thơm ngon hơn. Ảnh: Trung Quân.

Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẽ giúp cầy hương thương phẩm có chất lượng thịt thơm ngon hơn. Ảnh: Trung Quân.

Theo anh Hiếu, cầy hương khi nuôi ở các tỉnh miền Bắc sẽ có nhiều điểm khác biệt với nuôi tại các tỉnh phía Nam vì có 3 tháng mùa đông. Cũng do sự khác nhau của thời tiết nên nếu người nuôi không sát sao với đàn, tỷ lệ hao hụt đầu con sẽ rất cao.

Trong đó, công tác phòng chống dịch bệnh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Toàn bộ cầy hương con từ khi tách mẹ phải được tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine. Cầy bố mẹ tiêm nhắc lại hàng năm. Người lạ không được tự ý ra vào khu nuôi. Người chăm sóc phải thay, rửa quần áo, giày dép trước khi vào chuồng…

Về thức ăn, anh dùng chuối chín hoặc đu đủ chín trộn đều với cá tươi, trứng gà tắc (trứng gà đến ngày nở con yếu không bật vỏ ra được) cho vào máy xay nhuyễn, trộn thêm các khoáng chất, vitamin cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng cho cầy. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên cho cầy hương ăn 1 lần, với lượng không quá nhiều để đảm bảo cầy vẫn được bổ sung đủ dinh dưỡng nhưng không quá béo, ảnh hưởng tới sinh sản (đối với con được chọn sinh sản) và giảm chất lượng thịt (với con nuôi thương phẩm).

Đối với chăm sóc cầy hương sinh sản, người nuôi phải thường xuyên quan sát đàn để kịp thời nhận biết thời điểm con cái bước vào giai đoạn động dục. Thông thường, con cái sẽ có biểu hiện bỏ ăn, phá chuồng, có tiếng kêu lạ… lúc này cần tiến hành cho giao phối ngay để đạt hiệu quả cao nhất.

Cầy hương rất dễ strees và phá chuồng nếu người nuôi không nắm bắt được tập tính sinh trưởng và phát triển của chúng. Ảnh: Trung Quân.

Cầy hương rất dễ strees và phá chuồng nếu người nuôi không nắm bắt được tập tính sinh trưởng và phát triển của chúng. Ảnh: Trung Quân.

Khi cầy mang thai, không nên cho cầy mẹ ăn quá nhiều, sẽ khiến con non phát triển mập mạp, dẫn tới khó sinh, thậm chí làm chết mẹ. Trung bình 1 chồn mẹ mỗi lứa sẽ sinh 4-6 con, những con nào sinh ít cần được thay thế.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi cũng cần phải hết sức chú ý không gây ra tiếng ồn lớn, nhất là trong mùa sinh sản. Bởi vì, cầy hương rất dễ bị stress khi có tiếng ồn lạ, những âm thanh bất ngờ có thể khiến cầy mẹ phá chuồng, ăn thịt cả con của mình. Đối với cầy hương thương phẩm, để có chất lượng thịt thơm ngon thời gian nuôi phải đạt từ 18 tháng đến 2 năm; thời gian ngắn quá hoặc dài quá chất lượng thịt cũng đều giảm sút.

“Kỹ thuật nuôi cầy hương thoạt nhìn có vẻ không khó, nhưng chỉ chạy theo lợi nhuận, không có niềm say mê và kiến thức thì người nuôi cũng rất dễ trắng tay”, anh Hiếu đánh giá.

Xem thêm
Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Khởi động dự án thúc đẩy giải pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

Việc áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên kiểm soát sinh vật gây hại là tiền đề quan trọng xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.