| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá truyền thống, vẫn giàu

Thứ Hai 05/07/2021 , 17:10 (GMT+7)

PHÚ THỌ Nuôi các loại cá nước ngọt truyền khá đơn giản, không phải bỏ quá nhiều công chăm sóc, thức ăn dễ kiến, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Trước kia là hộ nghèo của xã, nhờ mạnh dạn nhận thầu diện tích đầm của xã, ông Nguyễn Văn Giang ở khu Ao Voi xã Tùng Khê (Cẩm Khê, Phú Thọ) đã tập trung đầu tư nuôi cá truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Cá nước ngọt truyền thống có ưu điểm dễ nuôi, dễ tiêu thụ, luôn được thương lái tới tận nơi thu mua. Ảnh: MT.

Cá nước ngọt truyền thống có ưu điểm dễ nuôi, dễ tiêu thụ, luôn được thương lái tới tận nơi thu mua. Ảnh: MT.

Nhận thấy mô hình nuôi cá nước ngọt thích hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, sau khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ông đã bàn bạc với gia đình đấu thầu hơn 1 ha đầm để nuôi cá truyền thống.

Hiện đầm nuôi cá của ông chủ yếu nuôi các loại cá rô phi, cá chim trắng, cá trắm, cá mè. Cứ vào mùa thu hoạch, thương lái đến tận nhà thu mua. Một năm, gia đình ông xuất bán từ 30 đến 40 tấn cá với giá bán từ 30 đến 50.000 kg cá các loại, thu từ 1 đến 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho từ 5 đến 10 lao động địa phương theo thời vụ.

Ông cho biết: Nuôi cá nước ngọt khá đơn giản, không phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn cho cá rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, cám, bột các loại nên chi phí đầu tư thấp. Ngày chỉ cần cho ăn từ 1 đến 2 lần nên không mất nhiều thời gian.

Mỗi năm, mô hình nuôi cá nước ngọt truyền thống của ông Giang thu lãi trên 300 triệu đồng. Ảnh: MT.

Mỗi năm, mô hình nuôi cá nước ngọt truyền thống của ông Giang thu lãi trên 300 triệu đồng. Ảnh: MT.

Ông Giang chia sẻ: Để nuôi cá thành công, cần tuân thủ đúng quy trình xử lý môi trường ao nuôi. Trước hết, khâu tẩy dọn ao trước khi nuôi phải thực hiện theo các bước: Tát cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao, bón lót cho ao phân chuồng hoai mục và phân xanh rồi mới cho nước vào.

Nước cấp vào ao cần được lọc qua lưới để loại trừ các loài cá tạp lọt vào cũng như giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm; phải thường xuyên vớt các phần thức ăn dư thừa hằng ngày để giữ sạch cho nước. Khi có biểu hiện không tốt về môi trường, cần kịp thời xử lý bằng vôi bột hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học...

Với kinh nghiệm trong nuôi cá truyền thống, mô hình của ông là địa chỉ tin cậy để các hội viên nông dân và các hộ nuôi trồng thủy sản trong xã và các xã khác trong huyện đến tham quan học tập. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với các hộ chăn nuôi, nuôi thủy sản trong và ngoài xã.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.