| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ nuôi cá chạch lấu quảng canh cải tiến

Thứ Ba 06/04/2021 , 12:24 (GMT+7)

Nhờ đam mê, cộng được một doanh nghiệp tư nhân chuyển giao công nghệ, ông Đồng Minh Quân, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu làm giàu từ nuôi cá chạch lấu quảng canh cải tiến.

Ông Đồng Minh Quân, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, thành công nuôi cá chạch lấu theo mô hình quảng canh cải tiến trong ao đất. Ảnh: Tùng Lâm.

Ông Đồng Minh Quân, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, thành công nuôi cá chạch lấu theo mô hình quảng canh cải tiến trong ao đất. Ảnh: Tùng Lâm.

Cá chạch lấu là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đặc tính sinh sản và phát triển chủ yếu là ở vùng nước lợ. Trước đây, cá chạch lấu thường có nhiều ở tự nhiên thuộc các nhánh sông cái lớn như: Ngã Ba Đình, Vàm Trắc Băng, Cả Chanh Lớn của huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) giáp ranh với tỉnh Kiên Giang. Nhưng theo thời gian cá chạch lấu ngoài sông tự nhiên dần cạn kiệt do bị khai thác quá mức cộng môi trường thay đổi.

Ông Đồng Minh Quân, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân là người đầu tiên trong huyện nuôi thành công cá chạch lấu theo mô hình quảng canh cải tiến trong ao đất, góp phần khôi phục con cá chạch lấu ở địa phương.

Ông Quân cho biết, được thương lái hợp đồng bao tiêu cá chạch lấu thương phẩm với giá 250 - 280 ngàn đồng/kg, sau khi thu hoạch đợt cá này bán cũng còn lời cả trăm triệu đồng sau 7 tháng nuôi. Ảnh: Tùng Lâm.

Ông Quân cho biết, được thương lái hợp đồng bao tiêu cá chạch lấu thương phẩm với giá 250 - 280 ngàn đồng/kg, sau khi thu hoạch đợt cá này bán cũng còn lời cả trăm triệu đồng sau 7 tháng nuôi. Ảnh: Tùng Lâm.

Theo ông Đồng Minh Quân, kinh nghiệm trong sản xuất bất cứ mô hình cây, con gì đều phải có sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, để ký kết ghi nhớ bao tiêu sau thu hoạch. Và đối với ông, khi bắt tay vào nuôi con cá chạch lấu, loài thủy sản vừa mới và lạ lẫm với người nông dân nuôi quảng canh, việc liên kết bao tiêu đầu ra cho cá thương phẩm cũng không là ngoại lệ.

Mô hình nuôi cá chạch lấu quảng canh cải tiến đang được người dân tại huyện Hồng Dân nhân rộng. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình nuôi cá chạch lấu quảng canh cải tiến đang được người dân tại huyện Hồng Dân nhân rộng. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Quân đã được thương lái hợp đồng bao tiêu cá thương phẩm với giá 250.000 - 280.000 đồng/kg. Theo tính toán của ông Quân, nếu cá giống nuôi hao hụt 30% đi chăng nữa, sau khi thu hoạch đợt cá này bán, ông cũng còn lời cả trăm triệu đồng sau 7 tháng nuôi. 

Khởi nghiệp với 3.000 con giống chạch lấu, trong diện tích 1.000m2 ao lắng ở vuông tôm của gia đình, ông Quân đã thành công ngoài mong đợi và thu về lợi nhuận kinh tế cao. Hiện ông Quân đang tập trung chăm sóc cá chạch lấu đảm bảo sự đồng đều về trọng lượng trung bình từ 300g trở lên mới xuất bán vào khoảng tháng 4/2021.   

Theo ghi nhận của chúng tôi, đến thời điểm này, ông Quân cũng là người đầu tiên trong huyện Hồng Dân đi học hỏi và mạnh dạn xây dựng hệ thống bồn ủ men vi sinh để phục vụ cải tạo chất cặn bã, độc hại trong ao nuôi.

Bên cạnh đó, ông Quân cũng đã đầu tư một hệ thống lọc nước mặn để ương tôm giống chất lượng tốt, phục vụ sản xuất đạt chuẩn theo Quy trình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao do Doanh nghiệp Tư nhân Đỗ Minh Hải ở ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) chuyển giao.

Cá chạch lấu có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: Cá chạch kho nghệ, cá chạch chiên riềng hay cá chạch om chuối xanh... được rất nhiều người ưu chuộng. Ảnh: Trọng Linh.

Cá chạch lấu có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: Cá chạch kho nghệ, cá chạch chiên riềng hay cá chạch om chuối xanh... được rất nhiều người ưu chuộng. Ảnh: Trọng Linh.

Khi đã thành công với mô hình mới, ông Quân luôn sẵn sàng chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm cho bà con gần xa. Đồng thời, mô hình độc nhất vô nhị này ở huyện Hồng Dân cũng đang được Hội Nông dân huyện khảo sát, đánh giá hiệu quả và sẽ khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.

Ông Trần Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồng Dân, chia sẻ: “Qua thăm quan mô hình thấy rằng ông Quân nuôi rất bài bản, chí thú làm ăn và còn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất rất thuần thục. Đặc biệt, mô hình đã có liên kết bao tiêu đầu ra với doanh nghiệp ngay từ ngày đầu nên đây chính là một hướng liên kết cần được khuyến khích, nhân rộng".

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất