| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu bảo tồn thành công loài cá chạch lấu

Thứ Năm 24/08/2017 , 09:15 (GMT+7)

Loài cá chạch lấu trong tự nhiên đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Cá chạch lấu có tên khoa học Mastacembelus Armatus.

13-00-30_c_chch_lu
Việc cho sinh sản thành công cá giống sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân Bình Phước

Thân có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, vây lưng và vây hậu môn; vây ngực có một đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Loài cá có kích thước lớn, dài đến 90cm và có thể nặng từ 0,5-2kg. Cá chạch lấu thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món.

So với các loại thủy sản khác, cá chạch lấu mang lại lợi nhuận rất cao và luôn hút hàng do tiêu thụ mạnh. Hiện trên thị trường cá giống chạch lấu nhỏ có giá khoảng 200.000 đồng/kg, còn cá thịt có giá từ 500- 600.000 đồng/kg.

Với giá cao như vậy, nhưng hiện nay nguồn cá này đang càng ngày khan hiếm. Trước thực tế đó, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước đang tiến hành nghiên cứu thuần dưỡng cá chạch lấu bố mẹ và thử nghiệm sinh sản nhân tạo. Việc tìm ra kỹ thuật nuôi và cho cá sinh sản thành công không chỉ góp phần lưu giữ phục hồi nguồn gien bổ sung cá giống vào các hồ chứa, các lưu vực sông suối, cũng như cung cấp nguồn cá giống cho người dân nuôi thương phẩm, từ đó giảm áp lực khai thác trong tự nhiên.

Ông Nguyễn Tấn Phước, PGĐ Trung tâm Thủy sản Bình Phước cho biết, hiện trung tâm đã thực hiện thành công khâu thuần dưỡng cá bố mẹ và đang tiến hành cho sinh sản nhân tạo. Theo đó, cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn được tiến hành tiêm một liều thuốc dẫn khoảng 24 giờ sau tiếp tục tiêm một liều sơ bộ. Kế đến, sau 6-8 giờ tiêm thêm một liều quyết định và khoảng 12 giờ thì cho cá sinh sản. Khi trứng đã rụng được đem đi ấp với thời gian từ 36-42 giờ thì trứng nở cá con.

“Cái khó trong quá trình cho cá chạch lấu sinh sản là phải canh đúng thời điểm lấy trứng để thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra, thời tiết nhiệt độ môi trường chất lượng nuôi cá bố mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sinh sản của cá. Thức ăn của cá chạch lấu chủ yếu các loại thịt động vật nên nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh ký sinh trùng gây bệnh làm hao hụt nhiều.

Do đó, trong quá trình ép phải cẩn thận theo dõi từng giai đoạn cho đến khi cá gần bằng ngón tay út thì mới an toàn. Hiện chúng tôi vẫn đang tích cực học hỏi đúc kết kinh nghiệm để đưa ra một quy trình chuẩn tiến tới cho cá sinh sản và tiến tới cung cấp cho thị trường”, ông Phước nói.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài 2] Xây dựng chuỗi liên kết sâu

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sâu không chỉ quản lý chặt chẽ con giống, dịch bệnh đến khi xuất chuồng mà còn giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Tìm nguyên nhân lúa đông xuân tại Nghệ An kết hạt kém

Hiện tượng lúa xuân trỗ không thoát, thoái hóa đầu bông, lúa không kết hạt, tỷ lệ lép cao xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

100% tàu cá ‘3 không’ của Sóc Trăng hoàn thành đăng ký

Sở Nông nghiệp và Môi trường Sóc Trăng đã hoàn thành đăng ký tàu cá ‘3 không’, cấp giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản cho 100% tàu cá.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.