| Hotline: 0983.970.780

Niềm vui trên những cánh đồng rau trước thềm năm mới

Thứ Bảy 03/02/2024 , 16:38 (GMT+7)

HÀ NỘI Rét hại kèm mưa khiến nhiều diện tích rau của người dân Hà Nội chậm phát triển. Nguồn cung hạn chế đã đẩy giá lên cao. Không ít hộ 'trúng quả' trước thềm năm mới.

Ghi nhận trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), bất chấp thời tiết giá rét, các hộ trồng rau vẫn khẩn trương ra đồng thu hoạch rau vụ đông, cải tạo đất, xuống giống lứa tiếp theo để liên tục có nguồn cung khi giá bán đang ở mức cao.

Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) phấn khởi khi giá bán su hào đang ở mức cao. Ảnh: Trung Quân.

Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) phấn khởi khi giá bán su hào đang ở mức cao. Ảnh: Trung Quân.

Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) trồng hơn 1 sào su hào phấn khởi cho biết, thời tiết hiện tại mặc dù có mưa phùn, rét khiến bà con vất vả hơn khi chăm sóc, thu hoạch nhưng lại rất thích hợp cho su hào phát triển. Củ thu được có mẫu mã đẹp, chất lượng mềm, ngọt hơn so với giai đoạn thời tiết nắng nóng.

Đặc biệt, qua các đợt rét đậm, rét hại kèm mưa to vừa qua, nhiều diện tích rau, củ bị hỏng, thối do độ ẩm cao, nguồn cung tạm thời hạn chế nên giá bán trong vòng 1 tuần qua liên tục ở mức cao từ 5.000 - 6.000 đồng/củ (100.000 - 120.000 đồng/túi 20 củ). Mức giá này cao gấp đôi so với giai đoạn đầu vụ (chỉ từ 2.000 - 3.000 đồng/củ), thậm chí có thời điểm giá su hào lên tới 10.000 đồng/củ.

Bà Trần Thị Dư, người cùng thôn Trung Oai chia sẻ, năm nay thời tiết có phần khắc nghiệt hơn so với mọi năm khi các đợt nắng nóng, mưa lớn, rét đậm xảy ra đột ngột và kéo dài nên người trồng rau khá vất vả trong quá trình chăm sóc. Không những vậy, giai đoạn nguồn cung dồi dào lại rơi vào dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch dài ngày, các nhà máy, trường học, văn phòng… tạm dừng hoạt động; phần đông người dân Thủ đô di chuyển tới các địa điểm du lịch nên lượng tiêu thụ giảm mạnh, giá bán rau liên tục ở mức thấp.

Người dân tranh thủ xuống giống lứa mới do tình hình tiêu thụ các loại rau, củ lại rất thuận lợi khi nguồn cung tới đâu đều được thu mua hết tới đó. Ảnh: Trung Quân.

Người dân tranh thủ xuống giống lứa mới do tình hình tiêu thụ các loại rau, củ lại rất thuận lợi khi nguồn cung tới đâu đều được thu mua hết tới đó. Ảnh: Trung Quân.

Tuy nhiên, hiện tại tình hình tiêu thụ các loại rau, củ lại rất thuận lợi khi nguồn cung tới đâu đều được thu mua hết tới đó với giá cao gấp đôi. Gia đình bà vừa xuất bán xong lứa su hào đã nhanh chóng cải tạo đất gieo trồng lứa tiếp theo để kịp có nguồn cung vào dịp đầu năm mới.

Nếu giá bán cao tiếp tục được duy trì tới Tết Nguyên đán thì các hộ sẽ có một nguồn thu không nhỏ để bù đắp vào khoản chi phí khoảng 2,5 triệu/sào (chưa tính công lao động) đã bị âm giai đoạn trước.

Ngoài các loại củ, rau ăn lá cũng liên tục "cháy hàng" khi nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết mưa, rét kéo dài. Đang tất bật ngắt bỏ những lá bị hỏng do mưa táp, gia cố lại mái che nilon cho 4 sào trồng mồng tơi, ông Trần Văn Oanh, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) vui vẻ chia sẻ, giá bán mồng tơi đang ở mức 15.000 đồng/kg (giai đoạn trước chỉ đạt 7.000 - 8.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg). Đợt rét đậm, rét hại kèm mưa lớn vừa qua khiến nhiều diện tích rau ăn lá chậm phát triển, bị hỏng. Những ruộng nào kéo nilon che phủ sát mặt luống còn giữ được, còn không hầu như phải nhổ đi trồng lại.

“Nguồn cung đang hạn chế nên giá bán được đẩy lên cao. Điều này sẽ giúp các hộ sản xuất cười tươi, nhưng người tiêu dùng sẽ chịu phần thiệt thòi”, ông Oanh tếu táo.

Các hộ sản xuất rau liên tục ra đồng để kiểm tra hệ thống màng phủ nilon cho các luống rau, đề phòng thời tiết mưa lớn, rét hại, sương muối. Ảnh: Trung Quân.

Các hộ sản xuất rau liên tục ra đồng để kiểm tra hệ thống màng phủ nilon cho các luống rau, đề phòng thời tiết mưa lớn, rét hại, sương muối. Ảnh: Trung Quân.

Ghi nhận tại các vùng sản xuất rau ngoại thành Hà Nội, hiện cải canh đang có giá bán từ 17.000 - 18.000 đồng/kg (cao điểm 25.000 - 27.000 đồng/kg), cải chíp 10.000 - 12.000 đồng/kg, bắp cải 10.000 đồng/cây (bán buôn)...

Nhiều chủ vườn dự báo, nếu thời tiết tiếp tục có mưa lớn, rét hại thì giá các loại sau sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao cho tới Tết Nguyên đán do nguồn cung bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu thời tiết chỉ rét hoặc có mưa phùn thì không đáng ngại, lượng cung sẽ dồi dào, giá bán sẽ khó dự đoán vì lên xuống theo từng ngày.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khoa học công nghệ - chìa khóa mở con đường mới cho ngành chè

'Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vẽ bức tranh ngành chè Việt Nam', TS Lưu Ngọc Quyến, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nhấn mạnh.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.