Lần đầu ra mắt công nghệ phát hiện virus Tembusu trên vịt
Thứ Ba 05/09/2023 , 14:08 (GMT+7)
Ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) được các chuyên gia của R.E.P Labs khuyến cáo là biện pháp cần thiết, giúp người chăn nuôi phát hiện virus Tembusu trên vịt.
Virus Tembusu là tác nhân nguy hiểm gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm, thủy cầm. Ảnh: R.E.P Biotech.
Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm. Virus Tembusu lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu.
Do tốc độ lây lan nhanh chóng cộng mức độ thiệt hại của dịch bệnh Tembusu cho lĩnh vực chăn nuôi vịt, việc xét nghiệm, chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của dòng virus này rất cần thiết, từ đó có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Trước thách thức cần phải có biện pháp phát hiện sớm vịt nhiễm virus Tembusu, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã dày công nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt.
Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm R.E.P Labs, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng cũng như chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vacxin.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) trong phát hiện Tembusu được thực hiện qua 5 bước. Ảnh: R.E.P Labs.
Thông qua phân tích mẫu huyết thanh, phương pháp HI có thể giúp người chăn nuôi vịt, đặc biệt đối với vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vacxin phòng bệnh.
Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm, thủy cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.
Phản ứng HI trong phát hiện Tembusu được thực hiện thông qua 5 bước, được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu.
Theo tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm, thủy cầm như: Newcastle, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.
Trong bối cảnh chưa có công bố chính thống về loại vacxin phòng bệnh Tembusu được kiểm nghiệm và lưu hành chính thức, việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng bằng phương pháp HI là biện pháp cần thiết giúp người chăn nuôi có những chọn lựa vacxin thích hợp nhằm phòng, chống bệnh Tembusu trên vịt.
Kết quả xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus Tembusu ở vịt sau khi tiêm vacxin 28 ngày. Ảnh: R.E.P Labs.
Để làm rõ những thách thức về virus Tembusu và giải pháp phát hiện từ ứng dụng công nghệ HI giúp người chăn nuôi vịt xua tan nỗi lo dịch bệnh, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tembusu - Thách thức và giải pháp” vào ngày 8/9/2023, tại Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM.
Tham dự hội thảo có các diễn giả đầu ngành, gồm: PGS.TS Lê Thanh Hiền, Trưởng Bộ môn truyền nhiễm và Thú y cộng đồng, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm TP. HCM; ThS Nguyễn Thị Thu Năm, Giám đốc Bệnh viện Thú y, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM; PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoà, Trưởng Bộ môn Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; ThS Phạm Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P.
Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cùng hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và thủy cầm nói riêng.
Từ các ca bệnh thực tế, các diễn giả sẽ mang đến Hội thảo kinh nghiệm trong chẩn đoán, phòng bệnh và giải pháp ứng dụng kỹ thuật HI trong xét nghiệm kháng thể Tembusu.
Trang trại gà đẻ trứng Mebi Farm đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời 1142.7 kWp, giúp tiết kiệm khoảng 3,3 tỷ đồng/năm, giảm phát thải hơn 1.500 tấn CO₂/năm.
QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.
HẢI DƯƠNG Từ vùng đất nắng cháy Quảng Trị, giống gà 18M1 không chỉ mang theo khả năng thích nghi vượt trội mà còn khởi đầu cho cuộc chuyển mình trong ngành chăn nuôi ở Chí Linh.
Thái Nguyên triển khai mô hình ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thương phẩm được lai từ lợn nái VCN15 (Landrace), VCN16 (Yorkshire) với lợn đực giống Duroc.
CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Lạng Sơn và Quảng Ninh tăng cường ngăn chặn các trường hợp vận chuyển, buôn bán giống vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
HẢI PHÒNG Từ 3 cặp bồ câu Pháp nuôi chơi, ông Đỗ Văn Trai ở TP. Hải Phòng đã xây dựng thành công trang trại quy mô tiền tỷ, cho nguồn thu hàng triệu đồng mỗi năm.
Một trại hươu giống quy mô lớn vừa được đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên nhằm cung ứng giống, đào tạo kỹ thuật cho bà con tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.
TRÀ VINH Dê Boer lai với giống dê Bách Thảo cho ra giống dê lai sinh sản tốt, dễ nuôi, mỗi ngày tăng trọng từ 100–150g, dê thịt cho tỉ lệ thịt xẻ trên 50%.
Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.
THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.
Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.