| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Gần 170 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiên cứu, nghiệm thu

Thứ Năm 11/07/2024 , 07:22 (GMT+7)

Nhiều đề tài khoa học công nghệ có khả năng chuyển giao, ứng dụng trong lĩnh  vực nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ sinh học, thực phẩm, dược liệu để phát triển kinh tế.

Sáng 10/7, tại Trường Đại học Kiên Giang (huyện Châu Thành, Kiên Giang), đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang - Thực trạng và giải pháp.

Hội thảo do Trường Đại học Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh, UBND huyện Châu Thành và Sở KH-CN Kiên Giang tổ chức, thu hút gần 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường, viện nghiên cứu, Sở KH-CN các tỉnh vùng ĐBSCL tham dự.

Đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá ngựa đen của Trường Đại học Kiên Giang thành công, sẵn sàng chuyển giao để nuôi thương mại hóa. Ảnh: Trung Chánh.

Đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá ngựa đen của Trường Đại học Kiên Giang thành công, sẵn sàng chuyển giao để nuôi thương mại hóa. Ảnh: Trung Chánh.

ThS. Nguyễn Phước Quý Tường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Khởi nghiệp - Trường đại học Kiên Giang (KGU) cho biết, qua hơn 10 năm hoạt động, KGU đã có những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cụ thể, có 6 đề tài nghiên cứu có khả năng ứng dụng và chuyển giao choc các doanh nghiệp người dân thực hiện, chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng…

Ngoài ra, có nhiều lĩnh vực mà KGU đang tăng cường nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phục vụ cộng đồng. Như nghiên cứu tạo ra các mô hình, quy trình, sản phẩm, giải pháp phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tiết kiệm tài nguyên đầu vào, chuyển đổi số, kinh tế biển, xử lý môi trường và tái chế rác thải nhựa. 

Tương tự, đại biểu ông Đặng Xuân Cường đến từ Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh (HUIT) cho biết, HUIT có những hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ, phục vụ tập trung cho 4 vấn đề: chuyển đổi số, tối ưu hóa chuỗi cung ứng sản xuất và thương mại, cơ khí chính xác và kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Cụ thể, như chế tạo thiết bị và giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ sản xuất thực phẩm, nước giải khát... đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng vào cuộc sống. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ sản xuất thực phẩm, nước giải khát... đã được giới thiệu và sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng vào cuộc sống. Ảnh: Trung Chánh.

Tại Kiên Giang, trong 5 năm trở lại đây, đã có gần 170 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiên cứu, thí điểm và được đánh giá nghiệm thu.

Theo ông Nguyễn Thái Nguyên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, các đề tài, dự án này bám sát nhu cầu thực tiễn của tỉnh và tập tập trung theo lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, khoa học y dược và khoa học xã hội.

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cho phát triển tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, phát triển đời sống dân sinh.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ được xác định là một trong những quốc sách hàng đầu hiện nay, các giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, việc chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng trong đời sống còn nhiều hạn chế. Do đó, thông qua các tham luận, kiến nghị tại hội thảo đã làm rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học, giải pháp công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.