| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ tạo nhiều đột phá cho nông nghiệp miền núi phía Bắc

Thứ Tư 07/09/2022 , 18:20 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Ngày 7/9, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Các đại biểu tham quan gian hàng bày sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ, cấp chứng nhận OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Tại hội nghị, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đều nhận định, ứng dụng khoa học công nghệ tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc đã tạo nên những đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nhiều thành tựu ứng dụng KH-CN đã được đưa vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả, giá trị cao. Điển hình trong hoạt động sản xuất chế biến gỗ, giờ đây Việt Nam không chỉ bán các sản phẩm gỗ thô mới qua sơ chế mà nhiều sản phẩm đồ gỗ nội thất đã chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu nhờ sản phẩm tốt và có nguồn gốc rõ ràng; cây rừng trồng giờ đây được phân chia từng phần từ gốc, thân nhỏ và ngọn, cành lá được tận dụng sử dụng tối đa đưa vào sản xuất mang lại giá trị cao…

Tại tỉnh Hà Giang, đã triển khai Dự án "Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quyết Tiến, Quản Bạ". Theo đó, đã bàn giao cho Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2018. Tỉnh Tuyên Quang đã có trên 200 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có trên 70 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản được bảo hộ; có 128 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP. Tỉnh Thái Nguyên đã ứng dụng KH-CN vào cấy ngọc trai nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc; ứng dụng KH-CN phát triển mô hình trồng cây dược liệu cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên; ứng dụng KH-CN xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cá lóc đầu nhím…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đào Thanh.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận định, so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực Trung du miền núi phía Bắc việc áp dụng KH-CN vào sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế. Các đại biểu cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành trung ương như: Ưu tiên các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi phục vụ sản xuất một số cây trồng chủ lực; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH-CN; có phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ cho các tổ chức KH-CN phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương…

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.