| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai

Thứ Tư 20/11/2024 , 06:32 (GMT+7)

Tối 19/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ hai năm 2024.

Tại Lễ khai mạc, ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai được tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình" và "Cá sông Đà Hòa Bình". Từ đó, xây dựng hình ảnh thủ phủ cá tôm sông Đà trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Theo ông Đinh Công Sứ, với tiềm năng, lợi thế đang có, hoạt động nuôi thủy sản trên sông Đà đang trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Đinh Công Sứ, với tiềm năng, lợi thế đang có, hoạt động nuôi thủy sản trên sông Đà đang trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của Lễ hội sẽ giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch.

Hòa Bình là cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nền văn hóa Mường (nền văn hoá Hoà Bình của người Mường cổ); văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều sản vật địa phương nổi tiếng… Đặc biệt, hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với diện tích mặt nước lớn, chứa đựng tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024. Ảnh: Trung Quân.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024. Ảnh: Trung Quân.

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng cơ cấu lại ngành thủy sản. Tỉnh duy trì diện tích nuôi cá hồ chứa hơn 2.600ha, số lồng nuôi cá gần 5.000 lồng, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2024 ước đạt 12.500 tấn.

Song song đó, khu du lịch hồ Hòa Bình được quy hoạch là một trong 12 khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là những điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp phát huy tiềm năng sẵn có, nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.

Trong khuôn khổ lễ khai mạc đã diễn ra phiên đấu giá sản phẩm cá tầm và cá trắm đen sông Đà. Kết quả, cá tầm thương phẩm có trọng lượng 45kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng có giá khởi điểm 20 triệu đồng đã được mua với giá 150 triệu đồng. Cá trắm đen thương phẩm có trọng lượng 30kg của Công ty Cường Thịnh Fish có giá khởi điểm 20 triệu đồng đã được mua với giá 105 triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu được thông qua đấu giá sẽ được 2 công ty mua cá giống thả xuống lòng hồ thủy điện Hòa Bình nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản ở môi trường tự nhiên.

Tại Lễ khai mạc đã diễn ra phiên đấu giá hấp dẫn sản phẩm cá tầm và cá trắm đen sông Đà. Ảnh: Trung Quân.

Tại Lễ khai mạc đã diễn ra phiên đấu giá hấp dẫn sản phẩm cá tầm và cá trắm đen sông Đà. Ảnh: Trung Quân.

Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024 diễn ra từ ngày 15 - 23/11 với nhiều hoạt động hấp dẫn như Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà; Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp với chủ đề “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”; giải thi câu thể thao tại sông Đà gắn với quảng bá văn hóa và giới thiệu cảnh quan du lịch hồ Hòa Bình; thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình…

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.