| Hotline: 0983.970.780

Huy động đầu tư cho các hệ thống lương thực bền vững

Thứ Sáu 11/04/2025 , 09:48 (GMT+7)

An ninh lương thực là nội dung được thảo luận sôi nổi tại Tuần lễ Khoa học của Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) 2025, chiều 10/4 tại Nairobi, Kenya.

PGS.TS Đào Thế Anh (thứ hai từ trái sang) tại Hội thảo về Một sức khỏe bên lề Tuần lễ Khoa học CGIAR. Ảnh: ILRI.

PGS.TS Đào Thế Anh (thứ hai từ trái sang) tại Hội thảo về Một sức khỏe bên lề Tuần lễ Khoa học CGIAR. Ảnh: ILRI.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam trong việc áp dụng cách tiếp cận Một sức khỏe tại Hội thảo “Chân trời Một sức khỏe: Thúc đẩy hợp tác, đổi mới sáng tạo và chính sách nhằm cải thiện sức khỏe toàn cầu, bảo đảm an ninh lương thực”.

Tại đây, lãnh đạo viện VAAS nhấn mạnh rằng, để phát huy hiệu quả của Một sức khỏe - cách tiếp cận đòi hỏi sự phối hợp đa ngành. Việt Nam không chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế mà còn chủ động huy động nguồn lực trong nước.

Một ví dụ điển hình là việc thành lập Khung Đối tác Một sức khỏe Việt Nam (OHP) - diễn đàn tập hợp các cơ quan nhà nước, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy các hành động phối hợp và toàn diện.

Khung OHP hiện đã mở rộng các lĩnh vực hoạt động để đóng góp cho mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm quốc gia thông qua tiếp cận nông nghiệp sinh thái, lồng ghép thêm các mục tiêu cải thiện sức khoẻ cây trồng, đất, nước... và kiểm soát sử dụng phân bón và kháng sinh trong cả trồng trọt và chăn nuôi.

PGS.TS Đào Thế Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Một sức khỏe ở cấp thực địa, thông qua việc xây dựng các nền tảng dữ liệu, xây dựng năng lực cho cán bộ tuyến cơ sở thông qua các cơ sở thực địa Một sức khoẻ.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là một trong các diễn giả chia sẻ tại phiên thảo luận về 'Thúc đẩy hội nhập khu vực và Hợp tác Nam - Nam'. Ảnh: ILRI.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là một trong các diễn giả chia sẻ tại phiên thảo luận về "Thúc đẩy hội nhập khu vực và Hợp tác Nam - Nam". Ảnh: ILRI.

Với chủ đề liên quan đến chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, trước đó tại phiên thảo luận với chủ đề “Thúc đẩy hội nhập khu vực và Hợp tác Nam - Nam”, các nội dung cũng nhấn mạnh về bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ đối tác CGIAR- ASEAN nhằm chuyển đổi hệ thống thực phẩm và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng các hỗ trợ của CGIAR phù hợp với ưu tiên quốc gia, tăng cường chia sẻ tri thức, xây dựng năng lực, thúc đẩy vai trò của đổi mới sáng tạo và các quan hệ đối tác toàn diện trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Chương trình vùng ASEAN - CGIAR về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng là một ví dụ cần được nhân rộng.

Mục tiêu chính của chương trình là cải thiện sinh kế của người sản xuất thực phẩm, đảm bảo thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh với giá cả phải chăng cho người tiêu dùng, đồng thời tạo ra môi trường tự nhiên khỏe mạnh hơn trong khu vực ASEAN.

Khung OHP hiện đã mở rộng các lĩnh vực hoạt động để đóng góp cho mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm quốc gia thông qua tiếp cận nông nghiệp sinh thái, lồng ghép thêm các mục tiêu cải thiện sức khỏe cây trồng, đất, nước... Ảnh: Baodantoc. 

Khung OHP hiện đã mở rộng các lĩnh vực hoạt động để đóng góp cho mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm quốc gia thông qua tiếp cận nông nghiệp sinh thái, lồng ghép thêm các mục tiêu cải thiện sức khỏe cây trồng, đất, nước... Ảnh: Baodantoc. 

Trong đó, phương pháp tiếp cận Một sức khỏe được tích hợp vào chương trình nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người, động vật và môi trường một cách toàn diện. Trong bối cảnh Đông Nam Á, nơi có nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái xuất hiện, việc áp dụng phương pháp này là rất quan trọng.

Trước các vấn đề toàn cầu đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu, suy thoái đất, mất an ninh lương thực…, Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Chăn nuôi Kenya (KALRO) tổ chức Tuần lễ Khoa học CGIAR lần đầu tiên từ ngày 7-12/5.

Sự kiện quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới cùng những nhà hoạch định chính sách trong các lĩnh vực nông nghiệp, khí hậu và y tế, đánh dấu một thời khắc quan trọng để thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hành động và thiết lập các mối quan hệ hợp tác chiến lược, hướng đến việc huy động đầu tư cho các hệ thống lương thực bền vững vì con người và hành tinh.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Sắp xếp hệ thống ngành dọc nông nghiệp: Hệ thống thú y quy về một mối

BÌNH ĐỊNH Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) sẽ thành lập 12 trạm chăn nuôi - thú y khu vực. Hệ thống ngành dọc hoạt động xuyên suốt sẽ tăng năng lực phòng chống dịch bệnh.

Quảng Trị: Một xã mất trắng hơn 360 hecta lúa hè thu

Trong số hơn 435 hecta lúa hè thu của Quảng Trị bị mất trắng do mưa lũ bất thường đầu vụ thì xã Trường Ninh chiếm 360 hecta.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất