| Hotline: 0983.970.780

Điện Biên: Đồng hành cùng nông dân thoát nghèo

Thứ Tư 07/05/2025 , 17:30 (GMT+7)

Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp bà con nông dân từng bước vươn lên thoát nghèo.

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã phát huy vai trò nòng cốt, đồng hành cùng bà con nông dân trong hành trình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Thông qua việc triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, Hội không chỉ tạo động lực cho hội viên mà còn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Các mô hình chăn nuôi đã đem lại thu nhập ổn định cho nông dân Điện Biên. Ảnh: Trần Hương.

Các mô hình chăn nuôi đã đem lại thu nhập ổn định cho nông dân Điện Biên. Ảnh: Trần Hương.

Ông Lỳ Lỳ Xá, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, cho biết: Với phương châm “Hướng về cơ sở” các cấp Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, đã tích cực vận động thành lập và củng cố các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp. Hội tập trung xây dựng hệ thống Chi hội, Tổ hội nông dân nghề nghiệp nơi tập hợp những người nông dân có cùng ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ nguồn vốn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội chú trọng thực hiện. Thông qua các kênh như Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn hội viên đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tạo đất, mua sắm máy móc nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Hội chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giúp người dân tiếp cận phương pháp sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mô hình chăn nuôi bò của nông dân huyện Mường Ảng. Ảnh: Trần Hương.

Mô hình chăn nuôi bò của nông dân huyện Mường Ảng. Ảnh: Trần Hương.

Một điểm nhấn đáng chú ý là việc xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp kiểu mẫu. Trong đó, mô hình Chi hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên đã khẳng định hiệu quả rõ nét. Mô hình không chỉ giúp các thành viên tăng thu nhập mà còn lan tỏa kỹ thuật chăn nuôi đến nhiều hộ dân trong vùng, trở thành hình mẫu để các xã khác học tập và làm theo.

Song song với đó, Hội Nông dân tỉnh cũng vận động thành lập các chi hội trồng rau tại xã Mường Phăng và phường Him Lam (TP. Điện Biên Phủ), mở rộng diện tích canh tác rau sạch, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phục vụ thị trường nội tỉnh và vùng lân cận.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 84 Chi hội nghề nghiệp với 1.359 thành viên và 145 Tổ hội nghề nghiệp với 1.557 thành viên. Cùng với đó, 10 hợp tác xã nông, lâm, thủy sản mới được thành lập trong năm qua, nâng tổng số hợp tác xã lên 326 và tổ hợp tác lên 469. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy vai trò tổ chức Hội ngày càng được khẳng định trong phát triển mô hình kinh tế tập thể.

Cây chanh leo đang chuẩn bị cho thu hoạch của nông dân xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Ảnh: Trần Hương.

Cây chanh leo đang chuẩn bị cho thu hoạch của nông dân xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ. Ảnh: Trần Hương.

Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong cộng đồng nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 2 hội nghị tập huấn về hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2020-2025 cho 150 hội viên. Qua các buổi tập huấn, bà con nông dân đã được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng và định hướng để mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp.

Những nỗ lực không ngừng của Hội Nông dân các cấp tỉnh Điện Biên đã và đang tạo ra những tác động tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân. Hội đã từng bước trở thành cầu nối, đồng hành cùng nhà nông hiện thực hóa giấc mơ làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.