| Hotline: 0983.970.780

5 cá nhân đầu tiên được cấp phép nuôi biển từ 3-6 hải lý

Chủ Nhật 25/05/2025 , 16:26 (GMT+7)

Khánh Hòa 5 cá nhân tiên phong nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển từ 3-6 hải lý của tỉnh Khánh Hòa đã được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo (Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa) cho biết, đơn vị đã cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho 5 cá nhân ở phường Phước Long (TP. Nha Trang) nuôi biển ứng dụng công nghệ cao tại khu vực Đầm Bấy, thuộc phường Vĩnh Nguyên (TP. Nha Trang).

Khánh Hòa đang đẩy mạnh nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển từ 3-6 hải lý. Ảnh: KS.

Khánh Hòa đang đẩy mạnh nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển từ 3-6 hải lý. Ảnh: KS.

Theo ông Lê Đình Khiêm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo tỉnh Khánh Hòa, những cá nhân trên là trường hợp đầu tiên trên địa bàn tỉnh tiên phong nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển từ 3 - 6 hải lý, đã được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Cụ thể, các ông Lê Công Suất, Bùi Văn Hội, Vũ Trọng Hùng và bà Huỳnh Thị Dễ Thương được cấp giấy phép để nuôi cá chim vây vàng trên diện tích 1.000m2 mặt nước/hộ, sản lượng dự kiến nuôi 20 tấn/năm/hộ. Riêng ông Vũ Khắc Mười được cấp giấy phép để nuôi cá chim vây vàng và cá bớp trên diện tích 1.000m2 mặt nước, với sản lượng dự kiến nuôi 30 tấn/năm.

Cũng theo ông Khiêm, khi được Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển, các hộ trên sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục để được giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản tại khu vực Đầm Bấy.

Được biết, ngày 20/2 vừa qua UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quyết định vị trí, tọa độ, diện tích khu vực biển trong phạm vi 3 hải lý và từ 3 - 6 hải lý để nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh có 23 khu vực nuôi biển công nghệ cao, trong đó 15 khu vực thuộc vùng biển đến 3 hải lý với tổng diện tích trên 1.443 ha và 8 khu vực thuộc vùng biển từ 3 đến 6 hải lý với diện tích khoảng 1.273 ha.

Xem thêm
Tăng hiệu suất sử dụng đất nhờ mô hình trại lợn nhiều tầng

Dù mức đầu tư cao hơn 1,5 - 1,8 lần bình thường, mô hình trại lợn nhiều tầng cho thấy hiệu quả vượt trội khi giúp tăng hiệu suất sử dụng đất từ 4–10 lần.

Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Ngọc Nương 9 vươn mình trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.